Những chiến dịch nữ quyền kỳ quặc

GD&TĐ - Nhiều người tham gia làn sóng đấu tranh cho quyền được bỏ phiếu của phụ nữ ở Mỹ những năm đầu thế kỷ XX cũng là những người ủng hộ phong trào chống rượu và nỗ lực yêu cầu chính phủ cấm rượu. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phong trào chống rượu

Nhiều người tham gia làn sóng đấu tranh cho quyền được bỏ phiếu của phụ nữ ở Mỹ những năm đầu thế kỷ XX cũng là những người ủng hộ phong trào chống rượu và nỗ lực yêu cầu chính phủ cấm rượu.

Các nhà hoạt động nữ quyền giai đoạn đó tin rằng lệnh cấm rượu sẽ cải thiện đời sống người phụ nữ khi nam giới không còn say rượu, giúp họ giữ được công ăn việc làm ổn định và giảm tỷ lệ bạo lực gia đình.

Một trong những người ủng hộ việc mở rộng quyền bầu cử đối với phụ nữ là Susan B. Anthony, cũng là người đi đầu trong phong trào chống rượu, Anthony cùng các nhà hoạt động khác đã tổ chức Hiệp hội Phụ nữ Chống rượu Liên bang.

Một chi nhánh của hiệp hội này cho rằng mọi mặt xấu xa tồn tại trong xã hội đều do rượu, thậm chí còn tin rằng việc uống rượu sẽ làm hủy hoại hình thức của nhiều đời cháu chắt sau này và rượu sẽ dần dần đốt cháy cơ thể người sử dụng.

Thời điểm đó tại Mỹ, đảng Prohibition (đảng Cấm) là một trong những đảng chính trị chủ yếu chấp thuận quyền bỏ phiếu của phụ nữ. Ngay cả nhóm Ku Klux Klan (3K) cũng ủng hộ quyền này bởi các thành viên 3K tin rằng việc phụ nữ có quyền bầu cử sẽ khiến đảng này dễ dàng đạt được những mục tiêu to lớn hơn.

Trong khi đó, nhóm Những người bán rượu hàng đầu chống lại quyền bầu cử cho nữ giới bởi e ngại nếu điều này xảy ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến lệnh cấm rượu.

Nhóm này khẩn nài các nhà sản xuất rượu, các saloon khắp nước Mỹ cùng tham gia chống lại viễn cảnh nữ giới được quyền bỏ phiếu với khẩu hiệu: “Hãy chống lại ý tưởng này vì quyền lợi của chính mình”.

Cứ như vậy, người ủng hộ quyền bầu cử của nữ giới cũng ủng hộ cấm rượu, ngược lại, những người hưởng lợi từ việc sản xuất và mua bán rượu ra sức phủ nhận quyền bầu cử của phụ nữ.

Điều bổ sung 18 Hiến pháp Mỹ với lệnh cấm rượu và Điều bổ sung 19 xác nhận quyền bỏ phiếu của nữ giới đã được thông qua năm 1920. 30 năm sau, lệnh cấm rượu mới được hủy bỏ.

Tư tưởng kỳ quái của Dworkin

Trong “ngôi đền” của những nhà hoạt động nữ quyền cực đoan, Andrea Dworkin chiếm lĩnh một vị trí khá đặc biệt do sở hữu những tư tưởng kỳ quặc, phi logic. Mặc dù thất bại trong chiến dịch yêu cầu chính phủ Mỹ ra lệnh cấm khiêu dâm ở Mỹ, Dworkin vẫn tiếp tục con đường của mình, với chiến dịch chống… tình dục.

Ở mọi nơi mọi lúc, Dworkin thường xuyên thể hiện sự kinh tởm đối với tình dục và cho rằng “tình dục là cách thể hiện sự coi thường, khinh miệt rõ ràng nhất của nam giới đối với phụ nữ”.

Nực cười nhất là trong khi Dworkin thể hiện sự khinh bỉ đối với tình dục thì lại ủng hộ quan hệ… loạn luân và từng biện luận một cách hoa mỹ rằng: “Việc hủy lệnh cấm loạn luân là việc cần thiết để phát triển cộng đồng nhân loại dựa trên dòng chảy tự do của tính dâm lưỡng tính” (!).

Mặc dù chống tình dục, nhưng đừng nghĩ rằng Dworkin thuộc tuýp phụ nữ chỉ biết đến gia đình: Bà ta luôn bày tỏ sự ác cảm với con trai và cho rằng: “Trong chế độ phụ quyền, mọi đứa con trai đều sẽ phản bội mẹ và sẽ trở thành kẻ hãm hiếp hoặc bóc lột một người phụ nữ khác”.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ