Trong tác phẩm Thần điêu đại hiệp của cố nhà văn Kim Dung, Lý Mạc Sầu đã khiến độc giả nhớ mãi bài thơ bất hủ: “Hỏi thế gian tình ái là chi mà đôi lứa thề nguyền sống chết. Nam Bắc hai nơi rồi ly biệt, mưa dầm dãi nắng hai ngả quan san. Thiếp nhớ chàng muôn vàn đau khổ. Chung quy một kiếp tình sầu, ngày vui gang tấc, ngàn sầu biệt ly”.
Lý Mạc Sầu có lẽ là nhân vật đáng thương nhất trong tiểu thuyết Kim Dung. Cô là đệ tử phái Cổ Mộ, từng yêu một người đàn ông để rồi bị phụ bạc. Cả đời Lý Mạc Sầu là chuỗi ngày hận tình và chết cũng vì tình khi gieo mình vào biển lửa của Tuyệt tình cốc.
Ân Tố Tố dặn Trương Vô Kỵ trước khi chết.
Nhân vật Ân Tố Tố trong Ỷ thiên đồ long ký có câu nói khiến nhiều người suy ngẫm: "Con hãy nhớ lấy, sau này con lớn nhất định không được tin lời nữ nhân. Nữ nhân càng xinh đẹp thì càng dễ lừa người".
Đây là câu nói cuối cùng trước khi chết mà Ân Tố Tố đã dặn con trai mình là Trương Vô Kỵ. Không hiểu Vô Kỵ đã nghe và nhớ được bao phần của lời dặn dò này, chỉ biết rằng trong suốt cuộc hành trình của mình, Trương giáo chủ đã không ít lần bị mỹ nữ lừa gạt.
Phong Thanh Dương.
Nhân vật Phong Thanh Dương trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung có câu nói để đời: "Bậc đại trượng phu muốn làm thế nào thì cứ thế mà làm, tựa hồ nước chảy mây trôi muốn đi về phương nào thì đi. Hết thảy quy củ võ lâm, giáo điều môn phái vứt hết cả đi".
Nhân vật Vi Tiểu Bảo trong Lộc đỉnh ký từng nói: "Làm quan chỉ được nói dối người trên, chứ không lừa gạt kẻ dưới". Đây là một quan điểm sống, một kim chỉ nam đã giúp Vi Tiểu Bảo từ một kẻ vô lại thấp bé vươn lên tầm nhất đại công khanh, gia tướng.
Nhân vật Quách Tĩnh trong Anh hùng xạ điêu có câu nói tưởng có phần ngô nghê: "Trước mặt cũng có mưa lớn, chạy đi đâu mà không ướt như nhau?". Tuy nhiên, câu nói này lại hàm chứa một triết lý vô cùng sâu xa. Nếu là phúc thì không phải họa, là họa thì không tránh được.
Vì vậy, hãy bình thản và điềm tĩnh để đối đầu với mọi việc.
Trong có câu: “Có nỗi khổ không nói ra được, đó mới là khổ thực sự”.
Nỗi khổ có thể nói ra được thì không được coi là khổ, nỗi khổ không nói ra được mới là khổ thực sự. Khi nỗi khổ đè nặng trong lòng, nếu như có người tâm đầu ý hợp, hay có người tri kỷ tri âm để nghe ta thổ lộ tâm tư, thì nỗi lòng ấy đã nguôi ngoai đi rất nhiều rồi.
Khổ nhất là không biết thổ lộ cùng ai, đó mới là khổ thực sự, lâu dài, dai dẳng. Không ai hiểu, chỉ mình ta hết lần này đến lần khác nếm trọn nỗi cay đắng trong lòng.
Nhậm Doanh Doanh.
Nhân vật Nhậm Doanh Doanh trong Tiếu ngạo giang hồ có một quan điểm tình yêu hết sức độc đáo: "Hễ ai không chung tình với quá khứ thì sẽ không chung tình với hiện tại và tương lai",.
Chính vì suy nghĩ như vậy nên Nhậm Doanh Doanh luôn có một lòng vị tha hết mực với Lệnh Hồ Xung (dẫu trong lòng anh ta luôn phảng phất hình bóng của người thanh mai trúc mã Nhạc Linh San).
Đông tà Hoàng Dược Sư.
Nhân vật Đông tà Hoàng Dược Sư từng nói: "Ta không tin thứ lễ giáo ăn thịt người không nhả xương ấy thì người ta bảo ta là tà ma ngoại đạo. Ta là tà ma ngoại đạo nhưng so với bọn khốn khiếp luôn miệng nói nhân nghĩa đạo đức để hại người e còn thua một chút đấy".
Câu nói thể hiện sự căm phẫn của Hoàng đảo chủ với những thứ lễ giáo phong kiến lạc hậu.
Là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong tiểu thuyết Kim Dung, chất chính hay tà trong con người của Hoàng Dược Sư thật sự vẫn còn là điều bí ẩn.