Tuy có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng đôi khi sữa cũng là nguyên nhân khiển cơ thể bị mệt mỏi, buồn ngủ hay đầy bụng, khó tiêu... bởi chọn thời điểm uống sữa không thích hợp hay sự kết hợp các thức ăn phản khoa học.
Dưới đây là những điều cấm kỵ khi uống sữa bạn nên tránh ngay:
Trứng và sữa không nên ăn cùng với nhau. Trong sữa có chứa một hàm lượng chất lactose. Lactose là một thể trong hai loai đường galactose và glucose dimmer.
Trong trứng lại có chứa rất nhiều chất protein, giúp phân giải các acid amin. Nếu ăn hai loại thực phẩm này cùng với nhau thì cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ chất lactose.
Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác lại khó được tiêu hóa. Chính vì thế mà bạn nên hạn chế ăn hai loại thực phẩm này với nhau.
Không uống sữa cùng thuốc
Uống thuốc gần với thời điểm uống sữa là sai lầm nhiều người mắc phải. Điều này đôi khi chỉ là vô tình vì thuốc thì chữa bệnh, sữa thì tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống thuốc gần với thời gian uống sữa sẽ tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc, ion canxi và ion magie trong sữa sẽ gây ra phản ứng hóa học tạo thành chất không tan trong nước, làm giảm hiệu quả của thuốc và gây nguy hại đến cơ thể. Vì vậy tốt nhất, trong 1-2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
Không uống sữa khi đói
Khi đói, sự nhu động trong dạ dày và ruột diễn ra nhanh, sữa sẽ chỉ “ở trọ” trong dạ dày một thời gian rất ngắn, nên chất dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hết.
Vì tốt nhất là nên ăn kèm với đồ ăn giàu tinh bột như: bánh mì, bánh bao,… thì sữa sẽ ở lâu trong dạ dày hơn, giúp cơ thể có thời gian để hấp thụ được đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng phong phú trong sữa.
Không uống sữa quá đặc
Vì sao bất kỳ một hộp sữa công thức nào cũng hướng dẫn cách pha sữa với tỷ lệ sữa - nước một cách rất cụ thể. Sữa pha đặc hay loãng đều không tốt cho sức khỏe. Nếu pha loãng thì không đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Còn sữa pha đặc, nhất là đối với trẻ em khi ống sữa pha đặc thường sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn...
Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.