Đội quân 50.000 người của vua Cambyes biến mất không vết tích
Năm 524 trước Công nguyên, vua Cambyses, xứ Anshan (Ba Tư) ra lệnh cho 1 đoàn quân 50.000 người tiến về phía Thebes song đột nhiên biến mất. Các sử sách ghi chép lại rằng họ đã bị vùi lấp bởi 1 cơn bão cát khổng lồ.
Đội quân 50.000 của vua Cambyes theo dựng hình điện ảnh
Song Olaf Kaper, nhà nghiên cứu người Ai Cập, Đại học Leiden (Hà Len) đã hé lộ lời giải của bí mật này vào ngày 20 tháng 6 ăm 2014. Theo đó ông đã giải mã tài liệu tham khảo của Petubatis III trên các bản ghi tại một ngôi đền cổ, Petubastis đã lãnh đạo quân nổi dậy ở Ai Cập đã phục kích và tiêu diệt toàn bộ đại quân 50.000 người của Cambyses, chiếm giữ một phần lớn Ai Cập và lên ngôi vua (Pharaoh). 2 năm sau, Petubastis III bị vua Ba Tư Darius I lật đổ, để cứu vãn danh tiếng nên Darius đã tuyên bố đội quân hung mạnh của mình biến mất do một cơn bão cát khổng lồ.
Vì sao thành phố cổ Palmyra lại được xây dựng trong sa mạc?
Thành phố Palmyra của Syria cách Damascus khoảng 215km, trong lịch sử từng là điểm dừng chân suốt một thời gian dài của các đoàn du khách và nhà buôn qua sa mạc Syria. Song tại sao nó lại có thể tồn tại sừng sững cùng 100.000 người giữa khí hậu khắc nghiệt của sa mạc như vậy.
Thành cổ Palmyra
Qua nghiên cứu, kết quả cho thấy thực tế khu vực này là một thảo nguyên khô cằn với thảm cỏ giữa nguồn nước mưa và mạch nước ngầm vô giá dưới lòng đất. “Hệ thống” luồng lạch nước ngầm chảy về các ốc đảo và các ngôi làng do người Palmyra dựng lên xung quanh nhằm lưu trữ nguồn nước, duy trì sự sống của hang tram ngàn người và tránh sự hủy diệt bởi nạn cướp bóc cũng như khí hậu sa mạc.
Tai nạn khinh khí cầu Hindenburg
Vụ tai nạn khinh khí cầu kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại xảy ra vào năm 1937 của khinh khí cầu mang tên Tổng thống Đức bấy giờ là Hindenburg. Nó đã bốc cháy, nổ tung trên bầu trời và rơi xuống đất tại Lakehurst, New Jersey (Mỹ). 35 người thiệt mạng trong tổng số 97 người trên khinh khí cầu.
Vụ nổ khinh khí cầu Hindenburg vào năm 1937
Mãi đến năm 2013, nguyên nhân của vụ tai nạn mới được sáng tỏ khi các nhà khoa học Mỹ đưa ra kết luận chiếc khinh khí cầu khổng lồ đã bay vào một đám mây tích điện khiến xảy ra sự tĩnh điện và dẫn đến cháy nổ.
Lí do gì khiến nền văn minh Nazca biến mất?
Nền văn minh của bộ tộc Nazca nổi tiếng khắp thế giới nhờ những hình vẽ khổng lồ trên sa mạc ở Peru đã biến mất cách đây hơn 1500 năm một cách đầy bí ẩn là một trong những câu hỏi hóc búa cho các hậu thế.
1 trong những hình vẽ khổng lồ trên cao nguyên của người Nazca
Qua nhiều năm nghiên cứu và vào năm 2009, các nhà khoa học chính thức trả lời được câu hỏi trên. Khu vực cao nguyên của người Nazca trước đây vốn là các cánh rừng bạt ngàn, đặc biệt là loài cây huarango. Loài này có khả năng làm tăng độ màu cho đất, giữ nước và chống xói mòn.
Vì phục vụ cho việc lấy đất để vẽ các bức họa khổng lồ, người Nazca đã phá rừng đến tận diệt. Khí hậu trở nên khô nóng, hệ thống thủy lợi bị phá hủy, các con song dâng cao khiến người Nazca phải bỏ hoang đất canh tác. Lương thực thiếu hụt, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao và tuổi thọ trung bình giảm được cho là nguyên do chính khiến họ dần đi vào con đường cùng của diệt vong.
Bí ẩn 2500 năm cánh đồng chum ở Lào
Đây được xem là một trong những địa điểm khảo cổ bí ẩn nhất Châu Á. Trong nhiều thập kỷ, các nhà sử học và khảo cổ học đã cố gắng đi tìm bí mật di chỉ này, nơi hang nghìn chum đá nằm rải rác dọc cao nguyên Xiêng Khoảng. Phát hiện mới nhất của các nhà khoa học đã khiến nhiều người sửng sốt.
Một bộ xương được cho là của người từng được mai tang trong các chum trên cánh đồng nổi tiếng này.
Nhiều bộ xương được tìm thấy chức minh chức năng nghĩa địa của cánh đồng. Có những chum nặng nhất được tạc từ đá sa thạch liền khối nặng tới 32 tấn được cho là hiện thân cho các lăng mộ của giới thượng lưu, vương giả. Đây thực tế là một nghĩa trang khổng lồ, các chum đá thực chất dung cho quá trình phân hủy, sau khi kết thúc quá trình này thì bộ xương sẽ được chôn cất gần đó.