Nhức nhối nạn kỳ thị người gốc Á ở châu Âu

GD&TĐ - Sau vụ xả súng trong đó 6 phụ nữ gốc Á là nạn nhân tại 3 tiệm mát xa ở Mỹ, sự đau buồn và tức giận đang trỗi dậy ở khắp nơi. Đây không chỉ là vấn đề ở Mỹ mà còn ở các nước phương Tây khi đại dịch diễn ra.

Một cuộc phản đối chống lại sự thù ghét đối với người gốc Á.
Một cuộc phản đối chống lại sự thù ghét đối với người gốc Á.

Trong năm qua, một số chính trị gia phương Tây đã liên tục nhấn mạnh mối liên hệ giữa Trung Quốc và sự bùng phát dịch Covid-19 trên thế giới, đồng thời đưa ra lập luận cho rằng nước này khiến cho dịch bệnh lây lan toàn cầu. Trong bối cảnh đó, người gốc Á ngày càng trở thành mục tiêu của nạn phân biệt chủng tộc.

Tuy nhiên, quy mô của vấn đề này khó được nêu ra chính xác khi nhiều quốc gia châu Âu, trong đó có Pháp, Đức và Bỉ không thu thập dữ liệu nhân khẩu học về sắc tộc vì lý do lịch sử.

Số liệu thống kê về tội phạm liên quan đến thù ghét được ghi lại ở Anh. Cảnh sát London cho biết hơn 200 vụ tội phạm liên quan đến thù ghét chống lại người gốc Đông Á đã xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9/2020, tăng 96% so với cùng kỳ năm trước.

Anh Peng Wang là nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc
Anh Peng Wang là nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc

Peng Wang, một giảng viên tại ĐH Southampton ở miền nam nước Anh, cho biết anh bị một nhóm 4 người đàn ông hành hung khi đang chạy bộ gần nhà vào một buổi chiều lạnh giá. Họ hét lên những lời chế nhạo chủng tộc với người đàn ông 37 tuổi này và gọi anh là “virus Trung Quốc”. Anh bị thương nhẹ ở mặt và chảy máu mũi… Sự việc khiến anh sợ khi rời khỏi nhà, lo về tương lai của mình ở Anh và sự an toàn của cậu con trai nhỏ.

Khi đại dịch hoành hành khắp châu Âu, các nhà hoạt động ở Tây Ban Nha và Pháp bắt đầu nhận thấy một vấn đề khi các chiến dịch diễn ra nhằm nâng cao nhận thức về gia tăng bạo lực đối với người châu Á.

Tháng 3/2020, một người đàn ông Mỹ gốc Trung Quốc là Thomas Siu cho biết anh ta bị tấn công dữ dội ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha sau khi 2 người đàn ông hét lên những lời chế nhạo chủng tộc về virus corona với anh ta. Khi đó còn là một SV, Siu cho biết từ tháng 1 đến tháng 3 năm ngoái, anh bị sỉ nhục bằng lời nói 10 lần. Lần này anh không im lặng nữa và sẽ mắng lại những kẻ bắt nạt mình.

Một nhà báo 29 tuổi người Tây Ban Nha là Susana Ye đã thực hiện một bộ phim tài liệu về cộng đồng người Hoa tại đây vào năm 2015. Cô cho rằng bạo lực với người châu Á ở Tây Ban Nha đã trở nên bình thường và ít được báo chí địa phương đưa tin. Một vấn đề trong việc báo cáo tội ác thù hận ở đây là do rào cản ngôn ngữ, lo sợ bị trục xuất và thế hệ người lớn tuổi thường có xu hướng im lặng trước các vụ việc.

Người ta ước tính rằng năm 2019, cứ 2 ngày lại có một vụ tội phạm liên quan tới thù ghét người châu Á ở Paris…

Đây không phải là vấn đề của châu Âu, một báo cáo của tổ chức nghiên cứu Lowy thấy rằng hơn 1/3 người Australia gốc Trung Quốc cảm thấy bị đối xử khác hay ít được ưu ái hơn do nguồn gốc chủng tộc của mình. 18% cho biết họ bị đe dọa hoặc tấn công về thể chất vì nguồn gốc Trung Quốc.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.