Nhóm điều tra nguồn gốc nCov chưa thể vào Trung Quốc khi số ca mắc gần 87 triệu

GD&TĐ - Tính đến hôm qua (5/1), số ca mắc Covid-19 toàn cầu đã lên tới con số 86.799.084 ca, trong đó có 1.874.196 ca tử vong – theo trang Worldometer.

Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của WHO.
Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của WHO.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết mọi người nên tiêm 2 liều vaccine của Pfizer và BioNTech trong vòng 21-28 ngày vì nhiều quốc gia đang vật lộn để quản lý các mũi tiêm chống Covid-19.

Nhiều người đang phải chịu áp lực ngày càng lớn đối với các dịch vụ y tế của họ do các ca mắc Covid-19 ngày càng tăng và sự xuất hiện của các biến thể mới có vẻ dễ lây lan hơn. Các nước đang đưa ra những biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan trong khi đối mặt với nhu cầu lớn về vaccine được coi là cách tốt nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Tuy nhiên, với nguồn cung hạn chế để đáp ứng nhu cầu sản xuất gia tăng, WHO đã và đang xem xét cách sử dụng chúng hiệu quả nhất.

Chủ tịch Alejandro Cravioto của Nhóm Chiến lược về Tiêm chủng (SAGE) của WHO nói rằng “chúng tôi đã cân nhắc và đưa ra khuyến nghị: 2 liều vaccine (Pfizer) trong vòng 21-28 ngày”. Hội đồng cho biết các quốc gia nên có thời gian để triển khai các mũi tiêm trong 6 tuần để nhiều người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn có thể được tiêm.

Trong một diễn biến khác, Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của WHO cho biết ông “rất thất vọng” vì Trung Quốc vẫn chưa cho phép một nhóm chuyên gia quốc tế đến xem xét nguồn gốc của virus corona. “Tôi đã liên lạc với các quan chức Trung Quốc và một lần nữa tôi nói rõ rằng đây là nhiệm vụ ưu tiên của WHO”.

Trung Quốc đã từ chối việc cố gắng che đậy sự liên quan tới đại dịch xuất hiện vào cuối năm 2019 mặc dù một số người, bao gồm TT Mỹ Donald Trump đã nghi ngờ hành động của Bắc Kinh trong suốt quá trình diễn ra đại dịch.

Trong bối cảnh việc triển khai vaccine bị đình trệ và Covid-19 tiếp tục hoành hành với các biến thể mới, các quốc gia đang phân vân liệu các liều vaccine có nên giảm đi một nửa, và việc kết hợp các liều do các nhà sản xuất khác nhau có hiệu quả hay không. Các quan chức y tế Anh đang thiết lập tốc độ, thông báo rằng họ sẽ kéo dài liều vaccine thứ 2 được phép sử dụng lên đến 3 tháng, vượt xa thời gian khuyến nghị 3-4 tuần. Ý tưởng trên nhằm mục đích mở rộng quy mô số lượng người có thể tiếp cận một cách nhanh chóng. Nhà chức trách Anh cũng cho phép mọi người tiêm mũi thứ 2 từ một nhà sản xuất vaccine khác nếu loại vaccine được tiêm lần đầu đã hết.

Trong khi đó, Mỹ đưa ra cách thận trọng hơn. Giám đốc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Stephen Hahn cho biết mặc dù đây là “những câu hỏi hợp lý để xem xét và đánh giá” nhưng các động thái này là “quá sớm và không bắt nguồn từ các bằng chứng có sẵn”. Nếu không có điều này “chúng ta có nguy cơ đáng kể là đặt sức khỏe cộng đồng vào tình trạng nguy hiểm, phá hoại các nỗ lực tiêm chủng để bảo vệ người dân trước Covid-19”.

Tại Nam Phi, một biến chủng virus corona được phát hiện lần đầu ở đây khó có thể phủ nhận hoàn toàn tác dụng miễn dịch của vaccine – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Richard Lessells cho biết khi các nhà khoa học Anh lo ngại vaccine không thể bảo vệ trước biến thể xuất hiện ở Nam Phi. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Nam Phi đang xem xét tác động của đột biến trong biến thể, bao gồm việc liệu khả năng miễn dịch tự nhiên khi tiếp xúc với các biến thể cũ có cung cấp khả năng bảo vệ chống lại sự tái nhiễm của biến thể mới hay không.

Theo CNA/Worldometer/Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ