Nhìn lại hoạt động của hơn 700 trung tâm giáo dục thường xuyên

GD&TĐ - Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, ngành học giáo dục thường xuyên trong năm học vừa qua đã từng bước đa dạng hóa nội dung chương trình giáo dục; tăng cường các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, cập nhật kiến thức kỹ năng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được học tập suốt đời.

Lớp học lý thuyết nghề điện công nghiệp tại Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục Hải Phòng. Ảnh: Báo Hải Phòng
Lớp học lý thuyết nghề điện công nghiệp tại Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục Hải Phòng. Ảnh: Báo Hải Phòng

Năm học 2016-2017, có trên 22 triệu lượt người học tập tại các cơ sở giáo dục thường xuyên. Gần 21 triệu lượt người học tập tại các trung tâm học tập cộng đồng; hơn 200 nghìn lượt người học tin học, ngoại ngữ được cấp chứng chỉ; gần 300 nghìn người học nghề ngắn hạn; hơn 28 nghìn người học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; gần 210 nghìn học viên học chương trình bổ túc THCS và bổ túc THPT.

Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các chương trình giáo dục thường xuyên đã được các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục thường xuyên quan tâm hơn.

Nhiều địa phương đã chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm các trung tâm giáo dục thường xuyên; viết và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm…

Tổ chức khảo sát phân loại chất lượng học viên bổ túc THPT ngay từ đầu cấp học, trên cơ sở đó lập kế hoạch phụ đạo học viên yếu, kém.

Các địa phương đã tổ chức điều tra, cập nhật số liệu người mù chữ lên hệ thống thông tin phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế hoạch và mở lớp xóa mù chữ.

Các tỉnh miền núi đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các tổ chức xã hội để mở các lớp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người.

Một số địa phương ngoài việc thực hiện chế độ, chính sách theo Thông tư liên tịch số 40/2013/TTLT-BTC-BGDĐT còn có thêm chính sách địa phương hỗ trợ giáo viên và học viên xóa mù chữ.

Công tác quản lý, chỉ đạo ở các trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm ngoại ngữ, tin học từng bước được đổi mới, nền nếp kỉ cương được tăng cường; các hiện tượng tiêu cực được ngăn chặn kịp thời.

Công tác xây dựng xã hội học tập đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ngành Giáo dục đã phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học các cấp triển khai xây dựng và tổ chức đánh giá mô hình Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”; triển khai xây dựng các mô hình học tập gắn kết với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tiêu chí xây dựng nông thôn mới…

Tuy nhiên, một số địa phương chưa tích cực triển khai Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020; việc quản lý tổ chức, hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học của một số địa phương còn hạn chế; một số cơ sở liên kết đào tạo không đúng chức năng; một số nơi tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học thực hiện chưa nghiêm túc.

Công tác xóa mù chữ ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Các chương trình GDTX đã được nhiều địa phương quan tâm mở rộng nhưng chưa thực sự đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập, bồi dưỡng của người học.

Việc giao cho UBND cấp huyện quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên sau khi sáp nhập theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV gây khó khăn cho hoạt động của các trung tâm...

Hiện cả nước có hơn 700 trung tâm GDTX; hơn 11 nghìn trung tâm học tập cộng đồng và hơn 2000 trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Hiện nay, tỷ lệ biết chữ độ tuổi 15 - 60 là 97,3% (mục tiêu Đề án xóa mù chữ đến năm 2020 đạt 98%); tỷ lệ người dân tộc biết chữ độ tuổi 15-60 là 92,6% (mục tiêu Đề án xóa mù chữ đến năm 2020 đạt 90%).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.