Hình ảnh được phát minh ra với sứ mệnh vô cùng cao cả: ghi lại những khoảnh khắc không bao giờ xuất hiện lần thứ hai trong đời. Ngoài ra, hình ảnh còn có một “siêu năng lực” vô biên khi có thể chuyển tải trọn vẹn cảm xúc mà hàng nghìn, hàng triệu từ ngữ cũng không thể làm được.
Cũng chính vì lí do đó mà những bức ảnh lịch sử luôn để lại cảm giác ám ảnh và tác động mãnh liệt đến với con người…
Một phụ nữ Sudeten (phạm vi núi ở Cộng hòa Czech) bị ép phải chào mừng Hitler sau khi Đức quốc xã tiếp quản vùng này.
Năm 1938, chính phủ Anh đã áp dụng chương trình Kindertransport, đưa hàng ngàn trẻ em Do Thái và Đức gốc Do Thái vào đất nước này khi các hoạt động diệt chủng người Do Thái của Hitler đang leo thang. Đây là một bé gái người Do Thái trong giây phút bị chia lìa khỏi gia đình.
Dẫu có kinh nghiệm và kĩ năng nhưng người đàn ông này vẫn không tìm được việc làm trong Cuộc đại khủng hoảng trong những năm 1930.
Với người lính Đức này, mang đến cho em bé Nga mồ côi một chút bánh mì quan trọng hơn bất cứ điều gì đang diễn ra lúc đó.
Hình ảnh xót lòng được ghi lại sau cuộc không kích của quân đội Nhật tại ga Nam Thượng Hải. Một em bé ngồi khóc bên sân ga đổ nát. Được biết, mẹ của em bé này đã chết trong cuộc không kích, nhưng may mắn thay cha em vẫn sống sót.
Một “núi” sọ trâu do những người khai hoang vùng Tây Mỹ được chụp hồi năm 1870.
Đây là Dorothy Counts – một trong những học sinh người Mỹ gốc Phi đầu tiên được nhận vào trường dành cho người da trắng – đang bị quấy rối và chọc phá trong ngày đầu đến trường. Những trò bắt nạt và bạo hành ngày càng quá quắt đến nỗi gia đình cô buộc cô phải nghỉ học chỉ sau 4 ngày đến trường.
Những tù nhân chiến tranh người Đức này phải xem một bộ phim về những tội ác diệt chủng và mỗi người trong số họ đều có những biểu cảm khác nhau nhưng rất đáng chú ý. Có thể nói, một số binh lính tỏ vẻ kinh hãi trước tội ác này, cứ như học chưa từng lường trước được mức độ tàn ác của Đức quốc xã.
Một người lính Đức trở về quên nhà sau Thế chiến II và gần như sụp đổ khi biết rằng gia đình anh đã bỏ mạng trong chiến tranh, còn ngôi nhà của anh đã bị lực lượng Đồng minh phá hủy trong các cuộc không kích.
Một chú hề đang khẩn trương lấy một xô nước để dập tắt lửa đang thiêu rụi rạp xiếc Hartford - một thảm họa khét tiếng năm 1944 đã tước đi sinh mạng của hơn 165 người, trong đó đa số là trẻ em.
Bức ảnh này được chụp vài giây sau khi Hoa Kỳ ném bom nguyên tử thứ hai vào thành phố Nagasaki. Có lẽ nhiếp ảnh gia không nhận thức được mức độ nguy hiểm mà anh đang đối mặt khi trước đó, quả bom tại Hiroshima đã gần như san bằng thành phố này.
Cho đến những năm 1960, người Úc bản địa vẫn bị coi là “động vật”, từ đó dẫn đến cách đối xử tàn bạo và vô nhân đạo như điều được mô tả trong bức ảnh này.
Khi đang trên đường thám hiểm ở Nam Cực vào năm 1961, bác sĩ Liên Xô Leonid Rogozov nhận ra mình bị viêm ruột thừa và sẽ chết nếu không phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa ngay lập tức. Là bác sĩ duy nhất của cuộc thám hiểm, ông buộc phải… tự tay phẫu thuật cho chính mình và kì diệu thay, ông đã phục hồi khá nhanh.