Nhiều ý kiến hay cho sự phát triển GD-ĐT đối với HS dân tộc thiểu số

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu kết luận hội thảo
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu kết luận hội thảo

Hội thảo “Đánh giá việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Bộ GD&ĐT và Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức ngày 10/5 tại Đắk Nông. Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận TƯ Điểu Kré; Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Nguyễn Bốn; và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội thảo.

Cần điều chỉnh một số bất cập, tồn tại 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo
 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo

Báo cáo tại hội thảo về việc thực hiện chính sách GD-ĐT đối với đồng bào DTTS, MN, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, trong những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT vùng DTTS, MN đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển.

Các chính sách đối với đồng bào vùng DTTS, MN được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Ngoài chính sách của Nhà nước có tính ổn định, còn có các Chương trình, Đề án, Dự án về phát triển giáo dục vùng khó khăn. Các tổ chức, cá nhân đều ưu tiên hỗ trợ cho GD&ĐT vùng DTTS, MN.

Bên cạnh những thành quả đạt được, báo cáo của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cũng chỉ ra một số tồn tại bất cập ở các chính sách GD-ĐT dành cho đồng bào DTTS, MN.

Điển hình, chế độ, chính sách chưa đáp ứng tốt việc nuôi dưỡng và GD HS trong trường PTDTNT và trường PTDTBT.

Một số chế độ, chính sách đối với HS trường PTDTNT, trường Dự bị ĐH và SV DTTS đã lạc hậu chưa được sửa đổi hoặc ban hành mới. Ví dụ: các chế độ trong Thông tư số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với HS các trường PTDTNT và trường DBĐH dân tộc; trợ cấp xã hội cho HS người DTTS ở miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với HS, SV các trường đào tạo công lập… 

Nhiều địa phương chậm, muộn trong việc thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 quy định chính sách hỗ trợ HS và trường phổ thông xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đặc biệt, trong việc cấp kinh phí hỗ trợ học tập cho HS thuộc hộ nghèo, trong đó có HS DTTS thuộc hộ nghèo.

Nên duy trì mô hình trường PTDT nội trú, bán trú?

Nhiều đại biểu cho rằng cần duy trì mô hình trường PTDT nội trú, bán trú. Tuy nhiên, các trường PTDT NT cần đặt ở trung tâm các tỉnh, thành phố để tạo điều kiện cho HS DTTS, MN có cơ hội hòa nhập với đời sống xã hội tốt hơn.

Ngoài ra, việc dồn các lớp ghép, trong xu hướng sáp nhập các cơ sở GD đã tạo ra những bất cập. Nhiều địa phương do địa bàn rộng khi sáp nhập các lớp khiến HS đi lại khó khăn dẫn tới tình trạng bỏ học.

Ông Lô Thanh Nhất – Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) phát biểu tại hội thảo
 Ông Lô Thanh Nhất – Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) phát biểu tại hội thảo

Phát biểu thại hội thảo, ông Lô Thanh Nhất – Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: “Tương Dương là huyện MN giáp ranh với Lào, do đặc thù địa bàn rộng đi lại khó khăn, có xã cách trung tâm huyện tới 140km, nhiều bản cách trung tâm xã hơn 30km. Từ khi có mô hình bán trú cấp THCS, TH, MN chất lượng GD được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, ở bậc THPT thì lại rất khó khăn. Trước đây, bậc THPT cấp huyện là trường DTNT nhưng từ năm 2013 tới nay trường THPT cấp huyện không còn chức năng nội trú dẫn đến nhiều HS phải thuê nhà trọ bên ngoài.

Việc để các em thuê nhà trọ bên ngoài dẫn đến nhiều hệ lụy: khó khăn trong cuộc sống, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bỏ học, một số HS phải bỏ học do lỡ mang thai…”. Từ thực tiễn đó, ông Lô Thanh Nhất kiến nghị tổ chức lại hệ thống trường THPT DTNT, THPT DT bán trú cấp huyện.

Ông Ma Ly Phước – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước phát biểu
Ông Ma Ly Phước – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước phát biểu 

Nêu ý kiến tại hội thảo, ông Ma Ly Phước – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước cho rằng, cần quan tâm đầu tư và có chính sách đối với người dạy và người học. Đặc biệt, quan tâm  đào tạo hệ sư phạm mầm non ở các vùng DTTS, MN, vì đây là nền tảng cho các em dân tộc học tiếng Việt. Đồng thời, cần quy định và chính sách thực hiện đồng bộ trên cả nước về mô hình trường bán trú THPT cho HS DTTS, MN.

Bên cạnh đó, chính sách cử tuyển nên tiếp tục thực hiện nhưng điều chỉnh lại điều kiện được cử tuyển và không nên quy định quá cứng nhắc, bắt buộc các em ra trường phải bố trí việc làm tại địa phương. Không nên quy định ưu tiên nghiêng về khu vực ĐBKK.

Một số đại biểu cũng kiến nghị xem xét lại chính sách hỗ trợ gạo cho HS miền núi, vì số gạo hỗ trợ chỉ về đến trung tâm huyện, từ huyện HS phải thuê xe vận chuyển về nhà rất tốn kém, đường sá đi lại khó khăn, rất nguy hiểm trong mùa mưa. Nhiều HS khi vận chuyển gạo về đến nơi thì không dùng được nữa do hư hỏng, ẩm mốc. HS một số dân tộc thường ăn lúa nếp không quen ăn cơm tẻ, nên có tình trạng một số em mang gạo đi bán rẻ. Do đó, một số đại biểu kiến nghị chuyển hỗ trợ gạo cho HS miền núi thành tiền cho thuận tiện.

Nhiều ý kiến hay, thiết thực

Phát biểu kết thúc hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao những ý kiến, kiến nghị của các đại biểu về việc thực hiện các chính sách GD-ĐT dành cho đồng bào DTTS, MN thời gian qua cũng như những điểm cần thay đổi trong thời gian tới. 

Bộ trưởng GD&ĐT mong muốn lắng nghe ý kiến hiến kế của các chuyên gia, đại diện các tỉnh, thành để hoàn thiện chính sách phát triển GD-ĐT dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
 Bộ trưởng GD&ĐT mong muốn lắng nghe ý kiến hiến kế của các chuyên gia, đại diện các tỉnh, thành để hoàn thiện chính sách phát triển GD-ĐT dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, các chính sách không cần quá nhiều nhưng phải bảo đảm rõ ràng và thiết thực. Trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tập trung thực hiện các nhóm giải pháp cụ thể điều chỉnh, bổ sung để các chính sách GD-ĐT dành cho đồng bào DTTS, MN thực sự phát huy hiệu quả.

Trong đó, nhóm giải pháp thứ nhất cần tập trung là các chính sách chung đối với GD-ĐT DTTS, MN, nhất là cần thực hiện hiệu quả chương trình GDPT kết hợp với chương trình đặc thù.

Nhóm giải pháp thứ hai, duy trì, thực hiện có hiệu quả mô hình trường PTDT bán trú, nội trú, trong đó chú trọng củng cố điều kiện tốt hơn về sinh hoạt, chế độ và phương thức giáo dục.

Nhóm giải pháp thứ ba, duy trì chế độ cử tuyển nhưng phải trên cơ sở điều chỉnh lại tiêu chí tuyển chọn, phương thức đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng chia sẻ, thời gian tới sẽ kiến nghị ban hành 11 chính sách liên quan để thúc đẩy sự phát triển GD&ĐT dành cho đồng bào DTTS, MN. Bộ trưởng mong muốn các chính sách phải đi vào cuộc sống; chuyển từ chính sách hỗ trợ sang tạo cợ hội cho đổng bào DTTS, MN. Từ đó tạo điều kiện để GD&ĐT dành cho DTTS, MN được phát triển thuận lợi, thực chất hơn.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc Đỗ Văn Chiến đánh giá cao tâm huyết của Bộ GD&ĐT dành cho hội thảo lần này. Hội thảo là cơ hội để mọi người cùng hiến kế cho các cơ quan cao nhất ban hành các chính sách liên để phát triển GD-ĐT dành cho đồng bào DTTS, MN.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.