Nhiều ý kiến đóng góp sẽ giúp hoàn thiện tốt nhất 2 dự thảo luật Bộ GD&ĐT đưa ra

GD&TĐ - Sáng nay 1/12, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả phối hợp công tác pháp chế giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp năm 2017 với chủ đề trọng tâm là nhằm hoàn thiện pháp luật về giáo dục.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội nghị
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội nghị

Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, lãnh đạo các đơn vị chức năng của hai Bộ, đại diện Viện Konrad-Adenauer tại Việt Nam cùng các đại biểu đến từ các cơ sở giáo dục trong cả nước.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết: Căn cứ chương trình phối hợp giai đoạn 2015-2020, đầu năm hai Bộ ban hành kế hoạch phối hợp công tác pháp chế và tổ chức hội nghị đánh giá vào dịp cuối năm.

Năm nay, với mục đích tổ chức hội nghị một cách thiết thực hiệu quả hơn, lãnh đạo hai Bộ đã quyết định tổ chức hội nghị đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa hai bộ năm 2017, kết hợp với việc đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học sẽ được trình quốc hội cho ý kiến vào kì họp thứ 5 vào tháng 5/2018.

Đây là một luật hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống xã hội được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Việc tổ chức hội nghị này là một cách làm mới thể hiện quyết tâm trong quan hệ hợp tác của hai bộ ngày càng đi vào thực chất hơn.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Phát biểu định hướng nội dung tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ trao đổi: Dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật giáo dục là kết quả của việc phối hợp chặt chẽ giữa hai Bộ trong nội dung công tác xây dựng pháp luật, là 1 trong 8 nội dung phối hợp theo chương trình phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp trong giai đoạn 2015-2020 và kế hoạch phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa hai Bộ trong năm 2017.

Bộ GD&ĐT được giao chủ trì soạn thảo 2 dự án luật: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học.

Hiện nay Bộ GD&ĐT đang khẩn trường xây dựng dự thảo của 2 luật trên để đảm bảo tiến độ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự kiến trong tháng 12/2017 và trình Chính phủ tháng 1/2018, trình Quốc hội cho ý kiến vào kì họp thứ 5 quốc hội khóa XIV dự kiến vào tháng 5/2018.

Ngày 14/11/2017, Bộ GD&ĐT đã gửi dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục để lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan đồng thời đăng tải trên cổng thông tin điện tử Chính phủ và của cổng thông tin điện tử Bộ GD&ĐT để lấy ý kiến góp ý của các nhà giáo các nhà khoa học, các nhà quản lý và ý kiến rộng rãi của xã hội để lắng nghe ý kiến trực tiếp góp ý của các chuyên gia pháp luật của các nhà khoa học và các đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự thảo luật.

Trong khuôn khổ chương trình phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp, hội nghị đánh giá kết quả phối hợp công tác pháp chế giữa hai Bộ trong năm 2017 được tổ chức nhằm hoàn thiện pháp luật về GD, trong đó nội dung cốt lõi  chính là góp ý Dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Đây là một trong những hoạt động quan trọng được tổ chức trong tháng 11 và tháng 12 để lấy ý kiến của các vị đại biểu, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà giáo, các nhà quản lý nhằm thực hiện đúng quy trình tổ chức soạn thảo luật theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ thông tin: Luật Giáo dục đã được Quốc hội thông qua vào ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2009 đã tạo cơ hội pháp lý quan trọng cho các tổ chức và hoạt động giáo dục, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước.

Tuy nhiên thực tiễn quá trình thực hiện luật Giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện bởi 4 lý do sau đây:

- Thứ nhất, do yêu cầu thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng của Quốc hội về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có ban hành những chủ trương, quyết sách lớn đối với giáo dục như Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT, Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK GDPT...

- Thứ hai là đảm bảo sự phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013.

Theo đó để triển khai quy định của hiến pháp công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, nhà nước cần phải xây dựng chiến lược học tập suốt đời, mọi người đều có cơ hội được đi học, đồng thời đòi hỏi việc sửa đổi bổ sung luật phải hướng tới đổi mới một nền giáo dục theo hướng phát triển năng lực và nhân cách của người học, xây dựng nền giáo dục thực chất hiện đại.

- Thứ ba là khắc phục những bất cập của luật giáo dục hiện hành.

Hiện nay một số nội dung chính sách và các điều khoản của luật đã không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục theo định hướng mở liên thông hội nhập quốc tế, của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0.

Một số nội dung cơ bản của hệ thống giáo dục đã được quy định trong luật đã bộc lộ những hạn chế bất cập cần phải được sửa đổi và bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn thi hành.

- Thứ tư đảm bảo đồng bộ và thống nhất phát luật hiện hành có liên quan.

Cần sửa đổi luật giáo dục để phù hợp thống nhất với pháp luật chuyên ngành như Luật giáo dục đại học, Luật dạy nghề, Luật giáo dục nghề nghiệp, đồng thời cũng phải phù hợp và đồng bộ, thống nhất với các luật có liên quan khác.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định: Với tầm quan trọng kể trên, việc Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị, đại diện cho cơ quan thẩm định thẩm tra, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, nhà giáo cùng thảo luận, góp ý cho dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục có ý nghĩa thiết thực và đáp ứng đòi hỏi của sự dân chủ hóa, công khai hóa trong hoạt động xây dựng pháp luật.

Bộ GD&ĐT cũng như Ban soạn thảo dự án luật nhận thấy việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia các nhà quản lý các nhà giáo và các đối tượng chịu tác động trực tiếp của luật sẽ rất hiệu quả vì thông qua đó, những nhà hoạch định chính sách sẽ hiểu sát thực tiễn để có được những quy định phù hợp với cuộc sống

Đồng thời việc lấy những ý kiến còn nhằm cung cấp thêm cho Bộ GD&ĐT, cho Ban soạn thảo những thông tin, những cách nhìn thực tế để từ đó xem xét, cân nhắc và có những điều chỉnh cần thiết đảm bảo cho dự án luật mang tính cụ thể phù hợp sát thực tiễn, đảm bảo tính khả thi.

Bộ GD&ĐT cũng như Ban soạn thảo dự án luật nhận thấy việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia các nhà quản lý các nhà giáo và các đối tượng chịu tác động trực tiếp của luật sẽ rất hiệu quả vì thông qua đó, những nhà hoạch định chính sách sẽ hiểu sát thực tiễn để có được những quy định phù hợp với cuộc sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ