-Tôi đánh giá việc giải quyết kiến nghị cử tri ngày càng tốt hơn. Các cơ quan có thẩm quyền đã tích cực xem xét giải quyết, trả lời nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội, đi thẳng vào nội dung cử tri quan tâm. Tuy nhiên, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ vẫn còn nợ nhiều kiến nghị cử tri gửi đến.
Với việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng thông qua gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng bước đầu đã tạo điều kiện cho một số hộ gia đình cải tạo, thuê, mua, nhà. Song lãi suất 5%/năm vẫn còn khó khăn với thu nhập của một bộ phận người dân.
|
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền. |
-Có chứ, nhiều Bộ trưởng, Trưởng ngành đã đi đến các địa phương kiểm tra thực tế một số nội dung cử tri kiến nghị và việc thực hiện những kết luận chỉ đạo của Chính phủ, của bộ, ngành mình về việc giải quyết kiến nghị của cử tri…
- Qua tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ mười một, Quốc hội khóa XIII, có ý kiến cho rằng, chất lượng giải quyết, trả lời còn những hạn chế nhất định, nhất là những cơ quan nhận được nhiều kiến nghị. Ông có cùng chung quan điểm này không?
-Cử tri gửi đến kỳ họp thứ mười của Quốc hội rất nhiều kiến nghị, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong khi đó, việc xem xét, xử lý chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn- khoảng 3 tháng nên đúng là rất khó khăn để giải quyết thấu đáo, nhất là với một số bộ, ngành nhận được nhiều kiến nghị. Vì vậy, vẫn còn hiện tượng trả lời chung chung, chưa xác định rõ giải pháp và lộ trình giải quyết. Việc này gây khó khăn cho đại biểu Quốc hội khi tiếp xúc, trả lời cử tri trước kỳ họp thứ 11.
Lại có những kiến nghị thể hiện nguyện vọng rất lớn của cử tri về các điều kiện bảo đảm chất lượng cuộc sống hàng ngày như an toàn vệ sinh thực phẩm đã được tiếp thu giải quyết, ban hành văn bản cụ thể... Tuy vậy, tình trạng sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân.
Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra nghiêm trọng ở nhiều nơi. Việc ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành luật còn chậm, chưa phù hợp thực tế, hoặc còn mâu thuẫn, chồng chéo. Có văn bản mới ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung và có cả quy định hướng dẫn không phù hợp với luật nên không thể thực thi trong cuộc sống.
- Không chỉ lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên môi trường, tình trạng nợ tiền bảo hiểm của người lao động là vấn đề cử tri nhiều tỉnh, thành phản ánh, nhưng chưa được giải quyết, thưa ông?
-Việc này xuất phát từ việc số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra hàng năm còn khiêm tốn, chỉ đạt khoảng 1% so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong phạm vi cả nước. Điều này khiến doanh nghiệp “nhờn”.
- Làm thế nào để khắc phục những hạn chế ông đã đề cập?
-Tôi cho rằng, cần công khai trên các phương trên thông tin đại chúng đối với việc giải quyết kiến nghị của cử tri để người dân giám sát. Ngoài sự nhập cuộc tích cực của mỗi bộ ngành, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan rất quan trọng.