Nhiều tranh cãi quanh nới lỏng quy định về ô nhiễm than

GD&TĐ - Andrew Wheeler, lãnh đạo đương thời của E.P.A (Cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ) vừa thông qua 1 kế hoạch giảm nhẹ quy định về ô nhiễm đối với các nhà máy nhiệt điện, thúc đẩy lời hứa hẹn mà ngành công nghiệp than khen ngợi là sự kết thúc của các quy định nghiêm ngặt. Các nhà môi trường chỉ trích rằng động thái này đang đi ngược với xu hướng chống “biến đổi khí hậu”.

Việc hoạt động của các nhà máy nhiệt điện đang vấp phải sự phản đối của các nhà môi trường
Việc hoạt động của các nhà máy nhiệt điện đang vấp phải sự phản đối của các nhà môi trường

Chữ ký của Wheeler trong kế hoạch này cùng với 1 quyết định cho phép ô tô gia tăng ô nhiễm trước đó đã chính thức đánh dấu việc chính quyền Tổng thống Trump đang nỗ lực hủy bỏ toàn bộ di sản mà cựu Tổng thống Barack Obama để lại về biến đổi khí hậu. Một thành viên cao cấp của E.P.A xác nhận việc ký kết thông qua kế hoạch diễn ra vào tối ngày thứ 2.

Cơ quan dự kiến thảo luận chi tiết về đề xuất của họ trong ngày thứ 3, trong đó bao gồm việc kêu gọi thay thế Kế hoạch Năng lượng Sạch của Obama với Luật Năng lượng Sạch, Giá cả phải chăng, được thiết kế nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ các nhà máy điện. Thay đổi được trông đợi từ lâu mà chính quyền Tổng thống Trump đem lại chắc chắn sẽ đặt ra 1 giai đoạn xung đột pháp lý kéo dài trong nhiều năm.

Kế hoạch mới sẽ xóa bỏ hoàn toàn các nỗ lực mà cựu Tổng thống Obama đã thực hiện trong việc áp đặt biện pháp kiểm soát ô nhiễm khí CO2 từ các nhà máy nhiệt điện và chuyển hướng tập trung tới các nguồn năng lượng sạch như gió và mặt trời. Một trong những thay đổi lớn nhất trong kế hoạch là cho phép chính quyền các bang tự đặt ra quy định giảm tải phát thải nhưng hạn chế quyền hạn của họ nhằm khuyến khích các thay đổi tăng tính hiệu quả ở những nhà máy nhiệt điện.

Quy tắc mới được đệ trình vào sổ đăng ký liên bang trong ngày thứ 3 và công chúng sẽ có 60 ngày để gửi ý kiến trước khi thống nhất. Quan chức thuộc chính quyền Trump từ lâu đã luôn nói rằng Kế hoạch Năng lượng Sạch của Obama vượt quá thẩm quyền của chính phủ liên bang. Họ cho biết kế hoạch mới sẽ hoạt động trong giới hạn của Đạo luật Không khí Sạch quyết định vào năm 1970 và bắt buộc chính phủ phải tự thiết kế 1 phương hướng cắt giảm phát thải khí.

Các nhà lãnh đạo ngành than tán thành và khen ngợi hết mực kế hoạch này.

Jim Matheson, Giám đốc điều hành Hiệp hội Năng lượng quốc gia vùng nông thôn, 1 tổ chức thương mại tiện ích quyền lực với các thành viên sử dụng tới hơn 40% năng lượng sản sinh từ nhiệt điện cho biết: “Quy tắc được đề xuất cung cấp cho các hợp tác xã điện 1 kế hoạch mang tính khả thi hơn”.

Tuy nhiên, ông trao đổi thêm rằng, các thành viên hợp tác của ông đã và đang rời khỏi nhiệt điện trước 1 thực tế rõ ràng về mặt kinh tế: Các nguồn nhiên liệu khác đã trở nên hiệu quả về chi phí hơn.

Thật vậy, các chuyên gia cho rằng quy tắc mới sẽ khó có thể đảo ngược được sự thụt lùi của ngành than nước Mỹ. Hơn 200 nhà máy nhiệt điện than đã đóng cửa tính từ năm 2010, với lý do chủ yếu là sự cạnh tranh của các loại khí gas tự nhiên và năng lượng tái tạo. Hàng chục nhà máy nhiệt điện khác cũng đã công bố sẽ đóng cửa trong những năm tới.

Các cơ quan môi trường cho biết sự cắt giảm phát thải thực hiện theo đề xuất của họ sẽ hiệu quả không kém các quy tắc của Obama nhưng có thể đạt được một cách hợp pháp và hợp lý. Trong khi Kế hoạch Năng lượng Sạch của Obama đặt ra chỉ tiêu cắt giảm phát thải khí xuống dưới 30% so với mức độ trong năm 2005 vào năm 2030, kế hoạch của Trump không đặt ra bất cứ tiêu chuẩn quốc gia nào.

Theo NYTimes

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ