Nhiều tỉnh bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ khó khăn do Covid-19

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Đào Ngọc Dung cho rằng nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo trong việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Đào Ngọc Dung cho rằng nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo trong việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19

Đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả

Việc rà soát, lên danh sách các nhóm người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 vẫn đang được gấp rút triển khai… Về cơ bản, các tỉnh, thành phố đã khẩn trương rà soát, lên danh sách và chi trả tới các nhóm người dân thụ hưởng chính sách. Trong đó, các nhóm người dân được lên danh sách từ trước đã được chi trả sớm, như: người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương trong việc rà soát, lên danh sách và chi trả. Nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo đối với việc hỗ trợ người dân gặp khó do dịch bệnh Covid-19, công việc đã được lên kế hoạch và thực hiện trong thời gian ngắn.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, khẳng định: Sau khi có Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan và các địa phương đã tập trung triển khai nhanh, đúng mục đích, yêu cầu với tình thần "Khẩn trương, chặt chẽ, hiệu quả gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng đến đúng đối tượng".

Việc thực hiện chính sách đã được Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn cụ thể và kịp thời, công khai và minh bạch với sự giám sát chặt chẽ của MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức đoàn thể và nhân dân. Nhiều địa phương đã chủ động rà soát, sớm xác định các đối tượng cần được hỗ trợ, một số địa phương đã xây dựng phần mềm riêng để quản lý dữ liệu và sàng lọc được nhiều đối tượng trùng lặp, góp phần đảm bảo chi ngân sách hiệu quả, không sai sót.

Ngoài những người đã nhận gói hỗ trợ, một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh còn cân đối ngân sách địa phương để bổ sung thêm một số đối tượng hỗ trợ là giáo viên mầm non, lao động tự do, lao động bị mất việc...

Tiếp tục khẩn trương thực hiện chính sách

Trong quá trình thực hiện, các cơ quan chuyên môn đã tăng cường việc trao đổi và phối hợp giải đáp các kiến nghị, thắc mắc trực tiếp của người dân, doanh nghiệp thông qua Tổng đài 111 và đường dây nóng của Bộ LĐ-TB&XH. Tổng hợp số liệu từ các địa phương, kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dự kiến nằm trong tổng kinh phí đã được Chính phủ phê duyệt, không phát sinh ngân sách Trung ương. 

Lao động ngành dịch vụ là một đối tượng khó khăn cần được hỗ trợ
Lao động ngành dịch vụ là một đối tượng khó khăn cần được hỗ trợ

Đến nay, chưa phát hiện trường hợp nào trục lợi, chia chác tiền hỗ trợ của người dân. Về cơ bản 4 nhóm đối tượng đã được tiếp cận với gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ".

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ, một số địa phương, cơ sở vẫn còn thiếu trách nhiệm và triển khai chậm, chưa nghiêm túc. Đặc biệt, một số địa phương còn quá thận trọng, cầu toàn, khó khăn về ngân sách... nên tiền hỗ trợ chưa đến tay đối tượng kịp thời, giảm đi ý nghĩa của chính sách hỗ trợ.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã giao các đơn vị hướng dẫn và đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện việc rà soát, lên danh sách và chi trả tới các nhóm người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hộ kinh doanh cá thể có doanh thu dưới 100 triệu đồng...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ