Nhiều phương tiện tránh thai “trôi nổi” sẽ được đưa vào tầm kiểm soát

GD&TĐ - "Chúng tôi đã đề xuất và được Bộ Y tế đồng ý xây dựng thông tư về kiểm soát chất lượng các phương tiện tránh thai lưu hành trên thị trường".

Cán bộ y tế tại Trung tâm DS-KHHGĐ Gia Lâm (Hà Nội) hướng dẫn người dân sử dụng các biện pháp tránh thai
Cán bộ y tế tại Trung tâm DS-KHHGĐ Gia Lâm (Hà Nội) hướng dẫn người dân sử dụng các biện pháp tránh thai

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng Cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế) - trước nỗi lo của người tiêu dùng về các phương tiện tránh thai kém chất lượng.

Lấp "khoảng trống" chính sách

Thị trường tránh thai trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng: Đặt vòng, thuốc tiêm, thuốc uống, miếng dán, kem,... và phổ biến nhất vẫn là bao cao su.

Tuy nhiên, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam từng có báo cáo, trong đó đưa ra một con số khiến nhiều người giật mình: Trong 85% số mẫu bao cao su được bán trên thị trường tự do, có đến 26% số mẫu không đạt chất lượng. Không chỉ bao cao su, chất lượng của nhiều phương tiện tránh thai khác cũng khiến người tiêu dùng lo lắng.

"Đến nay, chỉ còn một số phương tiện tránh thai như bao cao su, miếng dán, kem… vẫn được coi là hàng hóa loại 1, là hàng hóa không phải kiểm soát chất lượng của cơ quan nhà nước" - Ông Nguyễn Văn Tân.
Thừa nhận Việt Nam đang có những "khoảng trống" về chính sách quản lý phương tiện tránh thai, ông Nguyễn Văn Tân cho biết:

Việc chuyển từ chính sách bao cấp cho mọi đối tượng sử dụng các biện pháp và dịch vụ tránh thai sang chỉ bao cấp cho một số nhóm đối tượng nhất định (người nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở những vùng khó khăn, người dân sống ở các vùng có mức sinh cao, mức sinh không ổn định…), dẫn đến việc khó tiếp cận hơn đối với những dịch vụ này ở một số nhóm đối tượng vốn quen với việc được nhận dịch vụ miễn phí trước đây.

Thị trường cung cấp phương tiện tránh thai ở những vùng sâu, vùng xa chưa phát triển cũng là một trong những vấn đề cần phải tính đến, chất lượng một số phương tiện tránh thai chưa được kiểm soát chặt chẽ.

"Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã nhận thức được những vấn đề này và đang có kế hoạch khắc phục để mọi người dân có nhu cầu đều có thể tiếp cận với các phương tiện và dịch vụ tránh thai phù hợp với khả năng thu nhập của mình.

Dự kiến thông tư mới sẽ đưa các loại phương tiện tránh thai như bao cao su, miếng dán, kem... vào danh mục hàng hóa loại 2 – là loại hàng hóa phải kiểm soát chất lượng vì có ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. 

Sau khi thông tư được ban hành, việc kiểm soát chất lượng các loại phương tiện tránh thai như bạn nói sẽ được cải thiện" - Ông Nguyễn Văn Tân chia sẻ.

Hãy là người tiêu dùng thông minh

Là một trong những phương tiện tránh thai rất phổ biến nên chất lượng của bao cao su được người tiêu dùng quan tâm nhất. Trước nỗi lo về bao cao su không đạt chuẩn trên thị trường, ông Nguyễn Văn Tân đưa ra thông tin: 

Tổng cục Dân số - KHHGĐ đã xây dựng kế hoạch đưa bao cao su vào trong chương trình cần phải kiểm soát về mặt chất lượng (thuộc danh mục hàng hóa loại 2, có ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng).

Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổng thể cung ứng bao cao su, bao gồm các chương trình cấp miễn phí cho một số nhóm đối tượng: Người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, người dân sống ở các vùng có mức sinh cao, mức sinh không ổn định…; chương trình tiếp thị xã hội bao cao su (có trợ giá của nhà nước) cho những người cận nghèo, thu nhập chưa cao; mở rộng thị trường bán bao cao su tự do phục vụ những đối tượng còn lại.

Bên cạnh chính sách của cơ quan quản lý, ông Nguyễn Văn Tân cũng cho rằng, trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại bao cao su giá cả khác nhau. Người sử dụng cũng cần là người tiêu dùng thông minh để chọn cho mình đúng loại phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả.

Liên quan đến nguyên nhân chất lượng phương tiện tránh thai bị ảnh hưởng bởi hệ thống bảo quản, theo ông Nguyễn Văn Tân, Bộ Y tế đã có quyết định số 199/QĐ-BYT về bảo quản, phân phối, dự trữ các phương tiện tránh thai trong toàn hệ thống, và hiện đang được thực hiện.

Tuy nhiên, cũng có một thực tế là ở một số địa phương, hệ thống kho lưu, bảo quản chưa đạt tiêu chuẩn quy định.Theo ông Tân, điều đó có những lý do khách quan về nguồn lực, nhận thức của lãnh đạo một số Chi cục, Trung tâm Dân số - KHHGĐ.

"Trong thời gian tới, Tổng cục Dân số - KHHGĐ đã có kế hoạch nâng cấp hệ thống các kho của địa phương, nhằm cải thiện tình trạng này. Việc phân phối, cung ứng các phương tiện tránh thai cũng chưa thật tốt, thiếu chuyên nghiệp.

Tổng cục Dân số - KHHGĐ đã giao nhiệm vụ cho một cơ quan sự nghiệp của Tổng Cục chuyên trách đảm nhiệm công việc này là Trung tâm tư vấn, cung ứng dịch vụ. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, các công việc nêu trên sẽ được thực hiện tốt hơn" - Ông Nguyễn Văn Tân chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.