Dù đã có kết quả cho cuộc bỏ phiếu này nhưng nhiều người Anh vẫn còn chưa hiểu là gì? Tác động Brexit khi Anh rời khỏi EU như thế nào?
The Washington Post đưa tin, dữ liệu từ Google ngày 24/6 cho biết, câu hỏi “EU là gì?” là từ khóa được người dân Anh tìm kiếm nhiều thứ hai, chỉ sau “Rời khỏi EU có nghĩa là gì?”. Vậy người dân Anh thực sự biết gì về ý nghĩa lá phiếu mình đã bỏ.
Top từ khóa tìm kiếm trên Google TRends
Xem thêm >>> Brexit sẽ là "ngòi nổ" cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu
Thêm vào đó, kết quả tìm kiếm này đã tăng tới gần ba lần vài giờ sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, với hơn 51% tỉ lệ bầu chọn cho việc Anh rời khỏi EU.
Express (Anh) đã đăng tải bài viết với tựa đề Brexit là gì? Để giải đáp những thắc mắc của người dân thế giới về “cơn địa trấn" chính trị này.
Brexit được ghép từ hai từ “Britain” (nước Anh) và exit (thoát ra). Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6, những người đi bỏ phiếu sẽ có hai lựa chọn: Nước Anh nên “rời khỏi Liên minh châu Âu EU” hay “ở lại và vẫn là thành viên của tổ chức này”.
Vậy Brexit là gì
Ở tại nước Anh, Thủ tướng Anh David Cameron là người dẫn đầu phong trào “ở lại”, thậm chí ông vừa tuyên bố sẽ từ chức vào tháng 10 tới đây vì kết quả này. Ông Cameron cho rằng mình không nên tiếp tục giữ cương vị “chèo lái con thuyền” Anh. Tư tưởng này của Thủ tướng nhận được nhiều sự ủng hộ từ Công đảng Anh (chính là đảng mà Cameron đang lãnh đạo), đảng Dân chủ tự do và đảng Quốc gia Scotland.
Với những người quyết định bỏ phiếu “ở lại”, họ nghĩ rằng Anh luôn là một phần gắn kết của các quốc gia châu Âu hùng mạnh như EU. Và đặc biệt khi hợp tác đang là xu thế chính của quan hệ quốc tế hiện nay thì Anh cần và nên ở lại EU. Họ cho rằng ra đi sẽ khiến nước Anh phải trả giá đắt về mặt kinh tế.
Vụ ly hôn này đã tạo ra một "cơn địa trấn" chính trị toàn cầu
Ngoài ra hầu hết các chuyên gia kinh tế độc lập và các tập đoàn lớn cũng đứng về phía ở lại. Còn với các nhà lãnh đạo trên thế giới như Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Đức Merkel và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều đã thể hiện quan điểm mong Anh sẽ không rời EU.
Còn bên phe ủng hộ “ra đi” được dẫn dắt bởi Bộ trưởng Tư pháp Anh Michael Gove và cựu thị trưởng London Boris Johnson. Hầu hết các thành viên theo phe bảo thủ trong Quốc hội cũng như đảng Độc lập (UKIP) chọn rời khỏi EU.
Những người ủng hộ tư tưởng này đều nghĩ rằng, chủ quyền của Anh sẽ bị suy giảm, an ninh Anh bị đe dọa nếu Anh tiếp tục ở lại trong khối này. Và lý do chính của họ đưa ra chính là chủ quyền và làn sóng nhập cư. Trên thế giới, Thủ lĩnh Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen và một số đảng chống châu Âu ở Đức, Hà Lan cùng một số nơi khác cũng muốn Anh ra đi.
Nhưng tới ngày hôm nay khi kết quả đã công bố 51,9% người dân Anh chọn rời khỏi EU đã tạo cơn địa trấn mạnh mới toàn thế giới. Nhưng viêc người Anh chọn ra đi, vẫn còn 2 năm đàm phán với EU về nhiều khía cạnh của “vụ ly hôn” này.
Cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong thời gian tới đây rồi sẽ có quyết định chính thức về mối quan hệ giữa Anh và EU. Các vấn đề chủ yếu xoay quanh hoạt động thương mại . Nếu Anh vẫn muốn nằm trong thị trường lớn nhất thế giới với 500 triệu người này, chắc chắn các lãnh đạo EU sẽ đưa ra cái giá rất đắt để răn đe các nước khác.
Đây không phải lần đầu tiên diễn ra cuộc trưng cầu dân ý tại Anh. Trong lịch sử, từ khi Anh gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC (năm 1975) đã có một cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở, thời điểm đó hơn 67% người Anh chọn ở lại khối này.
Liên minh châu Âu (EU) ra đời từ năm 1951 với tiền thân là Cộng đồng than và thép châu Âu được lập ra bởi 6 quốc gia nhằm tận dụng hoạt động thương mại tự do để vực dậy nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng tới năm 1973 Anh mới trở thành thành viên của EU.
Đây không phải lần đầu tiên diễn ra cuộc trưng cầu dân ý tại Anh. Trong lịch sử, từ khi Anh gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC (năm 1975) đã có một cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở, thời điểm đó hơn 67% người Anh chọn ở lại khối này.
Nhưng qua thời gian, nhóm thiểu số ủng hộ Brexit ngày càng lớn mạnh. Để “chiều lòng” những người bảo thủ và làm suy yếu đảng UKIP, ông Cameron đã hứa rằng nếu ông được bầu trở lại làm Thủ tướng, chắc chắn sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý.
Ngày 23/6 vừa qua đã đi vào lịch sử nước Anh khi Thủ tướng David Cameron chính thức tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để quyết định Anh sẽ đi hay ở lại EU. Với quan điểm tất cả công dân Anh từ 18 tuổi trở lên đều có thể đi bầu. Công dân Anh ở nước ngoài đã đăng ký bỏ phiếu ở Anh trong ít nhất 15 năm gần đây cũng có quyền bỏ phiếu.
Ngoài ra còn có những người đang sống ở Anh nhưng là công dân Ireland hoặc công dân các nước thuộc khối Thịnh vượng chung gồm 53 nước (trong đó có cả Australia, Canada, Ấn Độ và Nam Phi). Người dân EU sống ở Anh không được quyền bỏ phiếu, trừ khi họ là công dân của Síp, Ireland hay Malta.