Nhiều mô hình hay giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh

GD&TĐ - Các trường học tại TPHCM luôn quan tâm, chú trọng nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Sự nỗ lực của thầy cô đã giúp các em phát triển toàn diện về cả trình độ, năng lực, phẩm chất và nhân cách.

Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền hưởng ứng tháng nhân đạo năm 2022.
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền hưởng ứng tháng nhân đạo năm 2022.

Từ những tiết sinh hoạt dưới cờ ý nghĩa

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận Tân Bình), công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được nhà trường thực hiện và duy trì thường xuyên hiệu quả.

Không chỉ triển khai đồng bộ việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các bộ môn văn hóa, nhà trường còn đẩy mạnh tổ chức các hoạt động, mô hình, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để thu hút học sinh tham gia, rèn luyện.

Hoạt động trải nghiệm tiết sinh hoạt dưới cờ với chủ đề : Người tốt- việc tốt của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền.
Hoạt động trải nghiệm tiết sinh hoạt dưới cờ với chủ đề : Người tốt- việc tốt của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền.

Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền có 31 lớp với hơn 1.200 học sinh. Thời gian qua, nhà trường luôn yêu cầu giáo viên chủ động tích hợp nội dung giáo dục đạo đức lối sống trong các bài học, các môn học, Trong đó, chú trọng khơi gợi những giá trị tốt đẹp vốn có của con người như: Lòng nhân ái, yêu thương, tôn trọng, bao dung, trung thực, trách nhiệm, chia sẻ...

Cùng với đó, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, bí thư Chi đoàn nâng cao trách nghiệm trong việc thường xuyên quan tâm, kịp thời nắm bắt tư tưởng, tâm lý của học sinh và xử lý kịp thời những mâu thuẫn, xung đột… Từ đó, tạo môi trường học thân thiện, phương pháp giáo dục học sinh đa dạng, phong phú, giúp các em có trải nghiệm thực tế, nâng cao nhận thức, hình thành hành vi, hành động đúng, lối sống đẹp.

Các cơ sở trường học luôn chú trọng đến việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua các đợt ủng hộ, quyên góp giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Các cơ sở trường học luôn chú trọng đến việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua các đợt ủng hộ, quyên góp giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Cô Đặng Thị Mỹ Dung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền chia sẻ, một trong những mô hình mà nhà trường duy trì thường xuyên, liệc tục đó là giáo dục đạo đức học sinh qua tiết chào cờ thứ 2 đầu tuần.

Mô hình này được trường duy trì trong nhiều năm học qua. Thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, nhà trường sẽ cho học sinh kể một câu chuyện về Bác Hồ hoặc một câu chuyện ý nghĩa về tình bạn, lòng sẻ chia… Sau mỗi câu chuyện, các em rút ra bài học cho bản thân mình và vận dụng trong cuộc sống.

Bên cạnh đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh còn được các thầy cô giáo tích hợp, lồng ghép vào các tiết học như ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường học, giúp đỡ gia đình, trồng, chăm sóc cây xanh, tiết kiệm điện, tích cực tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với từng lứa tuổi, tuân thủ Luật Giao thông đường bộ... Những kiến thức này được các em thực hành qua cuộc sống hằng ngày, qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền tuyên truyền chuyên đề kỹ năng phòng chống xâm hai trẻ em cho học sinh.
Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền tuyên truyền chuyên đề kỹ năng phòng chống xâm hai trẻ em cho học sinh.

Cũng theo chia sẻ của cô Dung, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền cũng luôn quan tâm tạo điều kiện để việc học sinh học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy gắn với các hoạt động, phong trào của Đội như: “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”; “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”; “Rèn nét chữ, luyện nết người”…

Bên cạnh đó vào những ngày lễ trọng đại của đất nước như 30/4, 27/7, 22/12,… nhà trường luôn tổ chức buổi giao lưu, ôn lại truyền thống dân tộc với các cô chú cựu chiến binh, đơn vị bộ đội kết nghĩa trên địa bàn quận Tân Bình, qua đó giúp học sinh nâng cao ý thức tự giác, phấn đấu trong học tập.

“Ngoài những buổi sinh hoạt nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, tham quan các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ trên địa bàn TPHCM cũng được nhà trường đẩy mạnh. Qua đó, tạo môi trường, phương pháp giáo dục học sinh đa dạng, phong phú, giúp các em có trải nghiệm thực tế, nâng cao nhận thức, hình thành hành vi, hành động đúng, lối sống đẹp”, cô Dung cho biết.

Thông qua các buổi tham quan khu di tích lich sử sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha.
Thông qua các buổi tham quan khu di tích lich sử sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha.

Đến những câu chuyện về gương Bác Hồ

Ngày 29/4/2022, Trường Tiểu học Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) tổ chức Hội thi đọc thơ, kể chuyện Bác Hồ cho các em học sinh thuộc 46 lớp từ khối lớp 1 đến lớp 5.

Hội thi chia thành 2 bảng, bảng A dành cho các khối lớp 1, 2, 3 với nội dung thi “Đọc thơ về Bác Hồ” và bảng B dành cho các lớp 4, 5 với nội dung “Kể chuyện về Bác Hồ”.

Học sinh Trường Tiểu học Phạm Văn Hai tham gia Hội thi đọc thơ, kể chuyện Bác Hồ.
Học sinh Trường Tiểu học Phạm Văn Hai tham gia Hội thi đọc thơ, kể chuyện Bác Hồ.

Thầy Phạm Trung Hữu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, vào dịp cuối tháng 4 hoặc tháng 5 hàng năm nhà trường đều tổ chức Hội thi đọc thơ, kể chuyện Bác Hồ cho các em học sinh.

Hoạt động thường niên này nhằm tạo sân chơi sinh hoạt cho học sinh, giúp cho việc học tập của các em được tốt hơn. Từ đó các em từng bước nhận biết, hiểu và noi theo những đức tính của Bác Hồ, góp phần hình thành đạo đức, thói quen, hành vi tốt ngay trong học tập, sinh hoạt hàng ngày.

Cũng thông qua hoạt động này nhà trường sẽ giáo dục cho các em yêu thích đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc; Đồng thời rèn luyện cho các em tính tự giác học tập, đoàn kết, giao lưu với các bạn trong trường để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Qua đó tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, xây dựng thói quen đọc sách, rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh; Phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng trình bày, tư duy sáng tạo, diễn đạt cảm xúc, phát triển ngôn ngữ; Đưa phòng trào kể chuyện và đọc sách trở thành một hoạt động văn hóa thường xuyên trong nhà trường.

Hội thi đọc thơ, kể chuyện Bác Hồ là hoạt động được Trường Tiểu học Phạm Văn Hai tổ chức thường niên.
Hội thi đọc thơ, kể chuyện Bác Hồ là  hoạt động được Trường Tiểu học Phạm Văn Hai tổ chức thường niên.

Được biết, nhiều năm nay tại Trường Tiểu học Phạm Văn Hai, việc quan tâm, định hướng giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh đã được nhà trường ưu tiên, xác định là nhiệm vụ trọng tâm.

Theo đó, trong thư viện của nhà trường trưng bày rất nhiều các tư liệu, tranh ảnh, sách, truyện, video... về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ nhằm tạo cho học sinh có một không gian học tập theo Bác thật sinh động, gần gũi. Hằng tuần, mỗi lớp học đều dành từ 1-2 buổi vào phòng thư viện cho học sinh đọc sách, thi kể chuyện, đọc thơ về Bác.

“Từ việc tạo ra không gian học tập về Bác, nhà trường muốn dùng phương pháp nêu gương để giáo dục học sinh. Cùng với đó, chính mỗi giáo viên thông qua việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức về Bác cho học sinh cũng sẽ tự soi lại mình, rèn luyện mình mẫu mực hơn trong tác phong, lối sống”, thầy Hữu chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.