Nhiều lợi ích không ngờ khi dạy con nấu ăn từ nhỏ

GD&TĐ - Có nhiều lợi ích bất ngờ khi dạy trẻ biết nấu ăn từ sớm, kết quả này là kinh nghiệm nuôi con của các bà mẹ Thụy Điển.

Dạy con nấu ăn (hình minh họa).
Dạy con nấu ăn (hình minh họa).

Nấu ăn là một trong số những kỹ năng cần thiết mà các bé nên được học từ nhỏ. Không cần quá cầu kỳ, các món dù đơn giản cũng có thể giúp trẻ học được nhiều kiến thức cũng như rèn luyện khả năng nấu nướng của mình.

Tạo thói quen nấu ăn ở nhà

Nhiều bà mẹ ở Thụy Điển luôn khuyến khích con cái của họ vào bếp. Dù còn nhỏ tuổi nhưng các bé rất kĩ lưỡng và tỉ mỉ trong việc nấu nướng, thao tác từng công đoạn trong quá trình nấu ăn.

Mỗi sáng con đặt báo thức dậy lúc 6h, vệ sinh cá nhân xong thì cùng mẹ vào bếp và chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Có những món con tự tìm hiểu cách làm trên mạng, có món thì học theo mẹ. Thỉnh thoảng quên bài thì mẹ nhắc nhở chút ít, còn lại mọi thao tác thực hiện tự làm.

Mẹ Thụy Điển luôn khuyến khích con làm việc con muốn, bởi mỗi công việc mang tính tích cực đều rèn luyện được rất nhiều kĩ năng. Tự tay chuẩn bị bữa sáng cho gia đình cũng giúp con học tập được rất nhiều điều hay và bổ ích.

Biết lên kế hoạch

Mỗi tối, mẹ có thể bàn với con xem sáng mai mình ăn gì? Kiểm tra nguyên liệu xem có đủ để nấu món đó không?

Việc lên kế hoạch sẽ giúp con có sự chuẩn bị trước. Con sẽ hình dung ra công việc phải làm để có thể hoàn thành được món ăn đó. Khi có kế hoạch cụ thể thì thao tác hoạt động cũng linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.

Vì vậy khi khuyến khích trẻ vào bếp, cha mẹ đồng thời cũng giúp trẻ có được thói quen quan sát, phân bố công việc một cách hợp lý khi còn nhỏ.

Biết cách xử lý tình huống

Việc con nấu nướng thường xuyên sẽ tạo thành thói quen và kĩ năng sử dụng đồ bếp rất tốt. Do đó, hướng dẫn con sử dụng dụng cụ đồ bếp cẩn thận để không lo sợ việc con có thể bị đứt tay, bị bỏng khi nấu ăn.

Vì cách an toàn nhất, tránh rủi ro tốt nhất không phải là không tiếp xúc với những đồ nguy hiểm. Chúng ta chỉ thực sự an toàn khi làm quen với chúng, hiểu và tự biết cách bảo vệ bản thân.

Ngoài ra việc nấu ăn giúp con biết sắp xếp, dọn dẹp bếp gọn gàng. Con có thói quen làm đến đâu, dọn luôn đến đó nên không mất nhiều thời gian dọn dẹp.

Trong quá trình nấu ăn sẽ có những tìпh huống phát sinh như: Khi bị bỏng tay thì phải làm gì? Khi thiếu nguyên liệu để làm món ăn thì có thể thay thế bằng nguyên liệu khác không?… Mỗi tìпh huống xảy ra sẽ cho con thêm những kinh nghiệm để ứng phó tốt hơn và tự tin khi vào bếp.

Món ăn thể hiện tình yêu thương

Thông thường, con sẽ ưu tiên làm đồ ăn sáng theo sở thích của mình nhưng cũng cần nhắc con quan tâm đến món ăn của các thành viên khác. Con cần ghi nhớ hết sở thích và thói quen ăn uống của mọi thành viên trong gia đình.

Đồng thời dạy con cách chăm chút cho từng món ăn, bày biện đẹp mắt. Mỗi bữa ăn của con làm đều là tình yêu thương con dành cho gia đình.

Những lưu ý an toàn khi cho trẻ vào bếp nấu ăn

Có quá nhiều lợi ích khi cha mẹ khuyến khích trẻ cùng vào bếp nấu ăn. Tuy nhiên, để công việc vào bếp thực sự mang đến lợi ích và an toàn cho trẻ, cha mẹ nên chú trọng những lưu ý an toàn sau:

Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non: Nên giới hạn các việc được làm - không được làm với trẻ. Hãy trao đổi với trẻ trước để trẻ nhận biết được công việc. Và quan trọng nhất, hãy luôn theo sát trẻ. Có thể sẽ rất vất vả với cha mẹ khi đồng hành cùng con ở độ tuổi này, nhưng chắc chắn bạn sẽ có những niềm vui rất đặc biệt.

Nhắc bé chú ý an toàn: nấu nướng có thể bị bỏng do dầu bắn, do nhiệt... hãy cố gắng lưu ý các vấn đề này với trẻ thường xuyên, giúp trẻ ghi nhớ để cẩn thận hơn với mỗi thao tác.

Lựa chọn các sản phẩm an toàn với trẻ: Các sản phẩm tẩy rửa như nước rửa chén bát, nước lau bếp, lau bàn có thể chứa những thành phần gây kích ứng đối với trẻ. Cha mẹ hãy lưu ý thật kỹ khi lựa chọn, mua sắm các đồ dùng gia đình này nhé.

Theo Medindia; raisingchildren

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ