Giáo sư Li Meijin - người đã dành 40 năm để nghiên cứu về tâm lý trẻ em đã đưa ra những lời khuyên đắt giá cho các bậc phụ huynh nuôi dạy con hạnh phúc.
Dạy con "mặt dày"
Giáo sư Li Meijin nhấn mạnh, nếu muốn con sau này cảm thấy "dễ thở" hơn trong cuộc sống thì cha mẹ nên hình thành thói quen sống "mặt dày" cho con ngay từ khi còn nhỏ.
Theo từ điển bách khoa, "mặt dày" dùng để chỉ nội tâm của một người không biết xấu hổ do đó sẽ không bị tác động bởi ngoại cảnh. Từ ngữ này được dùng trong hoàn cảnh khi chúng ta chê trách hành vi cố chấp không đúng chỗ của một ai đó. Đây là từ ngữ mang ý nghĩa phê phán, không tích cực.
Bà Li Meijin – Giáo sư tâm lý Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc với thuyết trình phương pháp dạy con “mặt dày”. |
Giáo sư Li Meijin khuyên cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể hiện mình trước đám đông; thường xuyên cho con tiếp xúc với bạn bè để con trở nên hòa đồng hơn; chọn cho trẻ những cuốn sách ca ngợi hành động dũng cảm để trẻ bắt chước; rèn luyện khả năng tự vượt khó cho trẻ bằng cách để con tự làm mọi việc trong khả năng của mình.
Cha mẹ nên hiểu rằng, sự phát triển của một đứa trẻ vốn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân của môi trường xung quanh. Nỗi sợ thất bại của một đứa trẻ trong giai đoạn 5-9 tuổi thường bắt nguồn từ nỗi sợ thất bại của cha mẹ chúng. Nếu cha mẹ sợ thất bại, trẻ sẽ sợ thất bại. Vì vậy, muốn con lớn lên thành công và hạnh phúc, hãy làm gương để con có thể học hỏi những thói quen tốt từ cha mẹ.
"Mặt dày" - có mối quan hệ tốt
Đại học Harvard đã tiến hành một nghiên cứu: Khảo sát và theo dõi cuộc sống của 724 người đàn ông trong vòng 75 năm liên tục. Cuối cùng, các chuyên gia nhận thấy rằng, những người đàn ông có các mối quan hệ tốt khiến họ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.
Người "mặt dày" không ngại kết giao với người khác, dám nói dám làm, có mối quan hệ rộng, dễ dàng kết giao được với những người bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ.
Có một đồng nghiệp "mặt dày", cho dù là người ở tầng lớp nào, anh ta cũng đều kết giao được. Khi sếp đến kiểm tra công việc, đều để anh ấy làm "người mở đường", dám đại diện đối mặt với sếp.
Trong công việc, có một số nhân viên không phải gọi là biết phép tắc, mà là đứng ra điều phối nhịp nhàng, luôn làm cho mọi việc êm xuôi. Chính vì "mặt dày", tự tin mà anh ấy và sếp đã quen mặt nhau, cho nên sếp nể mặt anh ta.
"Mặt dày" - dễ dàng từ chối người khác
Khi bị người khác nhờ làm một việc gì đó sẽ cảm thấy rất ngại phải nói lời từ chối. Nếu bản thân có việc quan trọng cần phải làm hơn, việc đồng ý giúp đỡ người khác sẽ khiến cho trẻ sao nhãng nhiệm vụ của mình. Ngược lại, nếu từ chối không giúp, trẻ sẽ sợ ảnh hưởng đến tình bạn, rơi vào thế "cưỡi trên lưng cọp".
Thực tế, việc nói "không" cũng là một biểu hiện của lòng tự trọng. Cần phân biệt đâu là chuyện quan trọng, đâu là chuyện không cần thiết. Để học cách từ chối, điều này cần phải rèn luyện cho trẻ năng lực sống "mặt dày".
"Mặt dày" - giúp chấp nhận thất bại
Ngày nay, trẻ em rất dễ bị tổn thương bởi lời trách mắng của thầy cô, cha mẹ. Mới chỉ nói vài câu, đứa trẻ đã không chịu đựng được, nhạy cảm đến mức cho rằng mình kém cỏi, thất bại.
Trẻ có bản lĩnh vững vàng, dám đối mặt với thất bại mới có thể tự tin, năng nổ và dám chấp nhận những thử thách khác nhau.
"Mặt dày" - biểu hiện của chỉ số AQ cao
AQ là chỉ số năng lực vượt khó, hay còn gọi là khả năng chịu đựng, năng lực vượt qua những nghịch cảnh của một con người. Đối với người có chỉ số AQ cao thường sẽ có nhiều cơ hội chạm tay đến thành công hơn, bởi ý chí kiên cường, sức bền bỉ chịu đựng hơn người. Sự lạc quan không bao giờ cạn kiệt luôn giúp bản thân người có chỉ số AQ cao đạt được nhiều mục tiêu hơn.
Nếu một đứa trẻ không thể chịu được thất bại và sợ thất bại, thì dù thành tích của nó có tốt đến đâu, cũng chưa chắc sẽ thành tài trong tương lai. Thậm chí, nó còn có thể gây nguy hiểm cho xã hội.
Phương pháp giáo dục Montessori của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori cho rằng: "Sự phát triển trí não và hình thành nhân cách của trẻ đã dần hoàn thiện được 60% ở độ tuổi lên ba và 80% khi được 6 tuổi. Vì vậy, khi trẻ lên ba, cha mẹ nên chú ý rèn luyện thói quen 'mặt dày' cho trẻ".