Nhiều góp ý khoa học giá trị trong đào tạo về lịch sử pháp luật châu Á

GD&TĐ - Ngày 25/7, tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) khai mạc Hội thảo Khoa học quốc tế “Lịch sử pháp luật châu Á lần thứ 4”.

Hội thảo khoa học quốc tế “Lịch sử pháp luật châu Á lần thứ 4” tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế ngày 25,26/7. (Ảnh: Đại Dương)
Hội thảo khoa học quốc tế “Lịch sử pháp luật châu Á lần thứ 4” tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế ngày 25,26/7. (Ảnh: Đại Dương)

Hội thảo do Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Khoa Luật - Trường Đại học Oxford, Vương quốc Anh và Khoa Luật - Trường Đại học Trung Văn, Hồng Kông, Trung Quốc phối hợp đồng tổ chức.

Tham dự hội thảo có nhiều giáo sư, nhà khoa học, diễn giả uy tín đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, như Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore… và các cơ sở giáo dục đại học đào tạo Luật ở Việt Nam.

z5665828547886_cb0811c1a5aeda0e1f7df00c85f7a384.jpg
Nhiều giáo sư, nhà khoa học, diễn giả... từ nhiều quốc gia về tham dự Hội thảo.
z5667055863219_92cd083e1bbb884ed43222b46a120a09.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế cho biết, với tư cách là Chủ tịch mạng lưới cơ sở đào tạo Luật ở Việt Nam, nhà trường luôn chú trọng hợp tác phát triển; các hoạt động hợp tác quốc tế luôn được ưu tiên, tạo ra nhiều diễn đàn khoa học trong nước và quốc tế.

“Sự hội tụ của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, diễn giả từ nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới tại hội thảo sẽ là cơ hội gặp gỡ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và khởi đầu cho sự hợp tác mới mang lại giá trị cao về khoa học. Hội thảo sẽ có nhiều trao đổi, tranh luận và góp ý khoa học có giá trị trong nghiên cứu, đào tạo về lịch sử pháp luật châu Á trong tương lai” – PGS.TS Đoàn Đức Lương nhấn mạnh.

z5665825356131_8ae14224dcab4792acb33514a878643f.jpg
PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế phát biểu khai mạc.

Theo đại đa số ý kiến các đại biểu tham gia hội thảo, lịch sử pháp luật thế giới nói chung và lịch sử pháp luật châu Á nói riêng luôn là chủ đề được quan tâm. Dù trong hiện tại và tương lai các vấn đề lịch sử pháp luật và châu Á vẫn luôn vận động, phát triển, đòi hỏi các nhà lý luận và thực tiễn tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Đây không chỉ góc nhìn pháp luật, mà còn mang yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống, thể chế chính trị trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia.

z5665854128321_0fd2776462535c2276e8fed1478e698c.jpg
GS.TS Christopher Michael Roberts - Khoa Luật, Đại học Trung Văn Hồng Kông phát biểu.
z5665825357134_27b73354e95836ded652e3a0969307e2.jpg
Nhiều trao đổi, tranh luận và góp ý khoa học có giá trị trong nghiên cứu, đào tạo về lịch sử pháp luật châu Á trong tương lai được bàn đến trong Hội thảo quốc tế. (Ảnh: Đại Dương)

Hội thảo khoa học quốc tế “Lịch sử pháp luật châu Á lần thứ 4” được tổ chức trong 2 ngày 25 và 26/7, chia thành 10 phiên với 8 phiên theo nhóm chủ đề và 2 phiên toàn thể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.