Nhiều giải pháp xóa mù chữ vùng đất mũi

GD&TĐ - Tỉnh Cà Mau triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ.

Học sinh vùng sông nước Cà Mau trên đường đến trường.
Học sinh vùng sông nước Cà Mau trên đường đến trường.

Quan tâm mục tiêu bền vững

Quan tâm công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2023 - 2025 duy trì, nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, duy trì nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Giai đoạn 2026 - 2030 duy trì, nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; phấn đấu và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, duy trì các tiêu chí đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội đối với công tác phổ cập, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Tỉnh Cà Mau tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập và đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực cho giáo dục. Tiếp tục duy trì và nâng cao kết quả công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; củng cố vững chắc kết quả phổ cập đối với những đơn vị đã đạt chuẩn, nâng dần mức độ đạt chuẩn.

Đồng thời, nâng cao chất lượng các điều kiện đảm bảo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Thực hiện theo các tiêu chí chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh.

HS Cà Mau trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

HS Cà Mau trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xóa mù chữ

Đặc biệt, tỉnh Cà Mau dự chi hơn 1 tỷ đồng để hỗ trợ người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ từ nay đến năm 2025.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay qua rà soát có 21.470 người mù chữ trong độ tuổi 15 - 60 trên địa bàn. Trong đó, số người mù chữ trong độ tuổi 15 - 60 thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số gần 7.000 người. Cụ thể, 15 - 25 tuổi 419 người; 26 - 35 tuổi 1.266 người; 36 - 60 tuổi 5.270 người.

Trong năm 2022, có 78 người (45 người thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số) trong độ tuổi 15 - 60 ở huyện Trần Văn Thời và Thới Bình đã tham gia học xóa mù chữ. Qua đó cho thấy đối tượng mù chữ trên địa bàn tỉnh nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng còn khá nhiều.

Tỉnh Cà Mau xác định, việc hỗ trợ chi phí sẽ góp phần khuyến khích người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025 trên địa bàn tỉnh) được nhiều hơn.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2025, người dân từ 15 tuổi trở lên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ được hỗ trợ 500.000 đồng/người khi hoàn thành kỳ học. Qua tính toán, có khoảng 1.200 người học xóa mù chữ, với số tiền dự chi hơn 1 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này từ chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện chương trình và các nguồn hợp pháp khác.

Mức hỗ trợ trên UBND tỉnh Cà Mau căn cứ theo khả năng cân đối vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia và có tham khảo định mức hỗ trợ của một số địa phương đã ban hành. Việc quy định mức hỗ trợ thể hiện sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; đồng thời góp phần động viên, khuyến khích người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ, nâng cao kiến thức, thực hiện tốt một trong những tiêu chí của chương trình mục tiêu quốc gia.

Hiện tỉnh Cà Mau có 6 phường, xã và 43 ấp, khóm đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Trong năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đã phối hợp các địa phương tổ chức dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa trên địa bàn tỉnh. Qua đó, có 18 điểm dạy học chữ Khmer với hơn 500 học sinh theo học; có 1 điểm dạy tiếng Hoa với hơn 70 học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.