Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Quảng Bình

GD&TĐ - Sáng 21/8, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2024-2025.

Tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2024-2025.
Tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2024-2025.

Tại hội nghị, ông Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh: “Ngành Giáo dục Quảng Bình từng bước thay đổi và đạt được nhiều kết quả. Hội nghị là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và chủ động hơn trong việc đưa ra những giải pháp để chất lượng đó được giữ vững và không ngừng nâng cao”.

Năm học 2024-2025, Chương trình GDPT 2018 được triển khai ở tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là năm học đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018.

Theo đó, ngành Giáo dục tỉnh Quảng Bình tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm giải trình, phát huy dân chủ trong các cơ sở giáo dục.

3.jpg
Ông Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình phát biểu tại hội nghị.

Ngành cũng chú trọng đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, trong đó, quan tâm đặc biệt đến người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển hải đảo, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Triển khai hiệu quả Chương trình GDPT đối với các lớp, đặc biệt với các lớp 5, lớp 9, lớp 12; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Phát huy tính chủ động, linh hoạt trong thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên.

Hội nghị đã dành nhiều thời gian để đại biểu thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục; bồi dưỡng học sinh giỏi và phát triển đảng viên trong học sinh; quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và các điều kiện đảm bảo thực hiện Chương trình GDPT 2018; chuyển đổi số, không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục…

dai-bieu-hinh3 (1).jpg
Nhiều đại biểu chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Quảng Bình.

Liên quan đến nội dung “Công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và các điều kiện đảm bảo thực hiện Chương trình GDPT 2018”, đại diện lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Quảng Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp.

Trong đó tập trung tham mưu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên của từng môn học; bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và năng lực phát triển chuyên môn nghiệp vụ; đầu tư tăng trưởng, mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

Trong tham luận về “Công tác tạo nguồn bồi dưỡng học sinh giỏi và phát triển đảng viên trong học sinh”, cô Nguyễn Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (TP Đồng Hới) chia sẻ về một số khó khăn gặp phải đó là: chất lượng học sinh tham gia đội tuyển, đào tạo mũi nhọn chưa đồng đều; chính sách đãi ngộ với học sinh chuyên còn thấp; một số giáo viên chưa nhiều kinh nghiệm trong công tác này.

“Cần tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng hình ảnh giáo viên và học sinh cũng như các hoạt động học tập, rèn luyện để tạo hấp dẫn cho học sinh. Bên cạnh đó, các cấp ngành có chính sách thu hút sớm các học sinh tiềm năng; tạo điều kiện để giáo viên và học sinh tham gia giao lưu học hỏi giữa các trường. Đồng thời, kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức, các nhân, xã hội hóa giáo dục để có thêm nguồn kinh phí cho việc đào tạo mũi nhọn”, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp kiến nghị.

1.jpg
Đại diện lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Bố Trạch đóng góp ý kiến tại hội nghị.

Liên quan đến nội dung chuyển đổi số, Phó Trưởng phòng GD&ĐT TX Ba Đồn Hoàng Đình Thi cho rằng còn gặp một số khó khăn khi triển khai.

Theo ông Thi, nhiều phụ huynh còn duy trì thói quen sử dụng tiền mặt khi giao dịch tại trường, một nhóm phụ huynh lớn tuổi khác lại không quen với việc thanh toán qua ngân hàng điện tử.

2.jpg
Phó trưởng phòng GD&ĐT TX Ba Đồn Hoàng Đình Thi trình bày tham luận.

Do đó, cần hướng dẫn, hỗ trợ các trường học, cơ sở giáo dục phối hợp với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán và các đơn vị liên quan để chấp nhận thanh toán học phí và phí dịch vụ giáo dục bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Các trường học và cơ sở giáo dục cũng cần hỗ trợ trong việc thuê, mua sử dụng các giải pháp, nền tảng số, hạ tầng lưu trữ, đường truyền, kết nối mạng và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học trực tuyến, triển khai chuyển đổi số hoạt động giáo dục, đào tạo.

Kết luận hội nghị, ông Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đề nghị cán bộ sở tiếp thu toàn bộ ý kiến của đại biểu tham dự hội nghị và sớm đưa ra những phản hồi cũng như những giải pháp thực hiện hiệu quả.

Ngoài ra, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình yêu cầu toàn ngành chủ động khắc phục những khó khăn hiện tại để hoàn thành tốt công việc, nỗ lực nâng cao chuyên môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.