Nhiều địa phương ở Vĩnh Phúc được đầu tư nhà máy xử lý nước thải dân cư

GD&TĐ - Nước thải thải sinh hoạt qua xử lý sẽ đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT theo mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận.

Nhà máy xử lý nước thải đang được gấp rút triển khai tại thị trấn Thổ Tang
Nhà máy xử lý nước thải đang được gấp rút triển khai tại thị trấn Thổ Tang

Các thị trấn: Thổ Tang, Tam Hồng, Yên Lạc và Hương Canh sẽ là những địa phương đầu tiên của Vĩnh Phúc có nhà máy thu gom và xử lý nước thải khu dân cư.

Công trình này thuộc Hợp phần 2 của Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB), nhằm giảm ô nhiễm nước sông Phan và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong các khu vực đông dân cư được lựa chọn.

Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ góp phần quan trọng trong việc xử lý vấn đề nước thải ở địa phương, hướng tới môi trường xanh và bền vững. Bên cạnh đó, dự án còn góp phần bảo đảm kiểm soát lũ tại lưu vực trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc và ngăn chặn sự suy thoái nhanh chóng của chất lượng nước mặt sông Phan (đoạn chảy qua địa phận Thổ Tang và huyện Vĩnh Tường).

Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ TN&MT phê duyệt năm 2016, nước thải thải sinh hoạt qua xử lý sẽ đạt QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt theo mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, dự án cũng được tư vấn lập và được Ngân hàng thế giới phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA) năm 2016.

Ông Lê Kim Thành, Chủ tịch UBND thị trấn Thổ Tang cho biết: Nhà máy thu gom và xử lý nước thải thị trấn Thổ Tang được triển khai xây dựng có công suất khoảng 2.000 m3/ngày đêm, với 3km đường ống thu gom nước thải và 3 trạm bơm nước thải.

“Dự án đã khởi công vào tháng 9/2022, đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang đẩy nhanh tiến độ theo chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc để kịp hoàn thành công trình trước ngày 31/12/2023, theo thời hạn Hiệp định vay vốn. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng, nhằm giảm ô nhiễm môi trường nước sông Phan và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong các khu vực đông dân cư trên địa bàn” – ông Lê Kim Thành nói.

Dự án hoàn thành sẽ giúp thị trấn Thổ Tang phát triển xanh, bền vững hơn

Dự án hoàn thành sẽ giúp thị trấn Thổ Tang phát triển xanh, bền vững hơn

Theo lãnh đạo UBND thị trấn Thổ Tang, công trình Nhà máy thu gom và xử lý nước thải xây dựng tại địa phương, được áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ TN&MT đảm bảo nước xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi ra ngoài môi trường. Sau khi nhà máy xây dựng xong và đi vào vận hành, chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp, hộ dân thực hiện nghiêm việc lắp đặt các thiết bị, đấu nối hệ thống xử lý nước thải vào nhà máy, tránh tình trạng xả thải ra ngoài gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

Được biết, Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc được triển khai theo Hiệp định vay số 8614-VN có hiệu lực ngày 25/9/2017 và thời hạn gia hạn đến 31/12/2023. Trong đó, Hợp phần 2 (Quản lý môi trường nước) xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung tại các thị trấn Thổ Tang, Tam Hồng, Yên Lạc, thị trấn Hương Canh và xây dựng 14 điểm xử lý nước thải phân tán dọc sông Phan. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống của cư dân, từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.