Nhiều công chức, viên chức tại Kon Tum nghỉ việc

GD&TĐ - Nhiều cán bộ, công chức, viên chức tại Kon Tum xin nghỉ việc do áp lực, lương thấp, khối lượng công việc nhiều...

Công việc bảo vệ rừng nặng nhọc, nguy hiểm... nên nhiều cán bộ, nhân viên xin nghỉ.
Công việc bảo vệ rừng nặng nhọc, nguy hiểm... nên nhiều cán bộ, nhân viên xin nghỉ.

Theo UBND TP Kon Tum, từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn có 6 cán bộ, công chức địa chính tại các xã, phường xin nghỉ việc với lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn, đau ốm bệnh tật, không đảm bảo sức khỏe để công tác… khiến những công việc liên quan đến địa chính, xây dựng bị ách tắc.

Ông Nguyễn Thanh Mân, Chủ tịch UBND TP Kon Tum cho biết, để đảm bảo công việc tại xã, phường diễn ra bình thường, bước đầu địa phương đã điều chuyển địa chính tại các đơn vị có trên 2 công chức địa chính đến nhận nhiệm vụ tại nơi bị khuyết.

TP cũng điều chuyển một số cán bộ địa chính có kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ tốt đến các xã, phường đang triển khai khối lượng công việc nhiều nhằm tránh việc ùn ứ...

Không chỉ cán bộ địa chính, những năm qua, hàng trăm cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ rừng thôi việc, bỏ việc.

Tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp huyện Kon Plông, chỉ trong 3 năm có 31 cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng nghỉ việc.

Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc TNHH MTV Lâm nghiệp huyện Kon Plông cho hay, nguyên nhân chủ yếu khiến lực lượng bảo vệ rừng nghỉ việc do lương thấp, các chế độ chính sách chưa tương xứng với công sức bỏ ra, khối lượng công việc chuyên môn nhiều, áp lực cao, trách nhiệm lớn.

Còn theo Chi cục Kiểm lâm Kon Tum, mặc dù công việc bảo vệ rừng thường nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với côn trùng và vi sinh vật gây bệnh nhưng chưa được quy định trong danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại.

Lâm tặc ngày càng tinh vi, liều lĩnh hoạt động vào cả ngày lẫn đêm, trong khi quyền hạn của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn hạn chế, nên gây khó khăn và áp lực.

Để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thường xuyên rà soát biên chế, số lượng người làm việc để đề nghị tổ chức tuyển dụng các vị trí công chức, viên chức còn thiếu, đảm bảo đáp ứng theo vị trí việc làm.

Bố trí, phân công công việc một cách công bằng, hợp lý, khoa học... nhằm góp phần giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách tiền lương, chế độ làm thêm giờ, quan tâm hỗ trợ các trường hợp có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.