Nhiều cơ sở giáo dục có sự phát triển đột phá nhờ tự chủ đại học

GD&TĐ - PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng cho rằng thời gian qua nhiều cơ sở giáo dục ĐH có sự phát triển mạnh nhờ tự chủ ĐH và sẽ có những đột phá theo hướng thích ứng với cách mạng 4.0.

Đội tuyển robocon Trường ĐH Lạc Hồng giành nhiều thành tích trong nước và quốc tế.
Đội tuyển robocon Trường ĐH Lạc Hồng giành nhiều thành tích trong nước và quốc tế.

Cùng với sự phát triển của các quy định về giáo dục, thời gian qua nhiều cơ sở GDĐH ngoài công lập đã những đóng góp nhất định cho sự phát triển chung của hệ thống giáo dục cả nước. Trong đó, Trường ĐH Lạc Hồng (LHU, Đồng Nai) nổi bật với các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh đã có những chia sẻ với Báo GD&TĐ.

-Ở góc độ là một cơ sở GDĐH, ông đánh giá việc triển khai Nghị quyết 29 đối với GD&ĐT trong thời gian qua tác động thế nào?

 - PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh: Nghị quyết 29 tác động nhiều mặt đối với sự phát triển của GD&ĐT. Ở đây tôi chỉ xin đề cập đến sự phát triển của Tự chủ đại học. Tự chủ đại học là xu thế tất yếu, mở đường cho sự bứt phá của các cơ sở GDĐH.

Minh chứng cho sự đúng đắn của chủ trương này là sự phát triển vượt bậc của nhiều trường ĐH ở Việt Nam trong thời gian qua, chẳng hạn như các trường: ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng...

Cơ sở vật chất được đầu tư, chất lượng tuyển sinh ngày càng tăng, nhiều chương trình dự án được thực hiện, thứ tự bảng xếp hạng liên tục tăng, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng cao….

Tuy nhiên, tự chủ đại học ở Việt Nam vẫn là một công việc còn nhiều mới mẻ, các trường vừa làm vừa rút kinh nghiệm, nên còn gặp những khó khăn nhất định và nhiều việc phải làm...

Đối với các trường ĐH tư thục, ngay từ ngày thành lập đã có sự tự chủ về kinh phí. Nhờ sự chủ động, linh hoạt trong công tác tài chính nên đã xây dựng được nhiều chương trình dự án lớn, đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, mở các ngành mới và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội,… Nhờ đó, ranh giới về chất lượng đào tạo giữa đại học công và tư dần được xoá bỏ…

PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh
PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh

Trường ĐH Lạc Hồng là đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn chất lượng theo các tiêu chí của AUN-QA ở 2 ngành là CNTT và Công nghệ Kỹ thuật Điện Điện tử. Với 9 năm vô địch Robocon Việt Nam, 5 năm liên tiếp vô địch Châu Á về xe tiết kiệm nhiên liệu… cũng là những thành tích chứng minh cho tính hiệu quả của cơ chế tự chủ đại học.

Luật Giáo dục đại học mới (Luật 34) ra đời là một bước tiến lớn trong hành lang pháp lý, mở lối cho các trường tự chủ mạnh mẽ hơn khi trao quyền nhiều hơn cho Hội đồng trường trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

-Ông kỳ vọng gì về sự phát triển của GD trong thời gian tới?

-Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đang nhận được sự quan tâm của nhân dân cả nước và các nước trên thế giới. Đại hội được tổ chức trong điều kiện hết sức đặc biệt, khi thế giới đang phải gồng mình chống dịch, thì Việt Nam vẫn kiếm soát tốt và kinh tế vẫn tăng trưởng dương. Dù còn nhiều thử thách trước mắt, nhưng với những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong bối cảnh khó khăn có tính toàn cầu, thì chúng ta hoàn toàn có quyền tin rằng, giáo dục Việt Nam sẽ giành được nhiều thành công hơn nữa.

Cùng với KH&CN, thì giáo dục và đào tạo là điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập. Giáo dục Việt Nam không những có sứ mệnh tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, mà còn là những con người yêu nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ định hướng rõ hơn nữa con đường mà Việt Nam đang đi. Giáo dục sẽ có những đột phá theo hướng thích ứng với cách mạng 4.0.

-Vậy, LHU sẽ đóng góp gì cho sự phát triển này, thưa ông?

-Trường ĐH Lạc Hồng trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực hiện tốt vai trò đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng trong trường đại học nhằm tạo ra những thế hệ sinh viên vừa hồng vừa chuyên. Nhà trường tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo viên được đào tạo bài bản sẽ là những con người tiên phong trong lĩnh vực đổi mới căn bản và toàn diện ngành giáo dục.

LHU vẫn không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp tục đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. LHU đang xây dựng một hệ sinh thái học tập hiệu quả, giúp phát triển mạnh mẽ các nhóm nghiên cứu, tạo cú hích cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Thiết lập sự gắn kết giữa nhà trường và xã hội, phát triển các hoạt động phục vụ cộng đồng nhằm mang lại giá trị tích cực cả về vật chất lẫn tinh thần cho xã hội, thể hiện vai trò và trách nhiệm của nhà trường đối với sự phát triển của xã hội.

LHU cũng sẽ tiếp tục tổ chức thêm nhiều khóa đào tạo miễn phí cho người dân và doanh nghiệp, nhiều buổi hội thảo để chia sẻ định hướng nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp cho các đơn vị, thực hiện các hoạt động tình nguyện, từ thiện…

-Xin cảm ơn ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.