Sáng 27/11, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, cho biết: Từ ngày 17/11 đến 25/11 vừa qua, bệnh viện này đã tiếp nhận tới 3 bệnh nhân bị chó nhà tấn công gây thương tích chủ yếu ở vùng đầu, mặt và bụng.
Theo đó, ngày cháu bé Trịnh Linh Đ. (sinh năm) 2016, trú tại xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) được gia đình đưa đến nhập viện trong trình trạng nhiều vết thương ở vùng trán, mặt và bụng do bị chó của gia đình nuôi tấn công.
Theo người nhà bệnh nhân cho hay, gia đình cháu Linh Đ. mới mua 1 con có nặng khoảng 40 kg và thả rông cho nó sinh sống chung cùng gia đình. Trong lúc cháu Linh Đ. đang chơi, thì bị con chó cắn vào trán, vùng đầu và phần bụng. Ngay sau khi gia đình đưa cháu đến bệnh viện, các y, bác sĩ đã tập trung sơ cứu, khâu mũi rách, ổn định tâm lý bệnh nhân và tiêm phòng dịch. Hiện nay, bệnh nhân đang được chờ theo dõi.
Ngày 24/11, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng tiếp nhận bệnh nhân Lê Văn Đ. (sinh năm 2012), trú tại thôn Quang Minh, xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), trong tình trạng với nhiều vết thương ở vùng mắt, mặt, lưng và bụng.
Theo thông tin từ người thân của cháu Lê Văn Đ. hàng tuần cháu Đ. vẫn xuống nhà bà ngoại chơi. Tuy nhiên, lần này gia đình nhà bà ngoại có chó mới đẻ, thả rông và cho sinh sống cùng gia đình. Lúc cháu Đ, đi ngang ổ chó đẻ, thì bị con chó lao ra tấn công, nên gia đình đã đưa cháu đến bện viên cứu chữa trong tình trạng có nhiều vết cắn sâu ở khu vực mắt, trán, đầu và vùng lưng.
Sau khi cháu Đ. Nhập viện, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã phối hợp với Bệnh viện Mắt Thanh Hóa cấp cứu cho bệnh nhân, tiến hành khâu tổn thương, ổn định tâm lý bệnh nhân, tiêm phòng dại và tiếp tục chờ theo dõi.
Trước đó (ngày 17/11), Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng đã tiếp nhận cháu bé Nguyễn Đình Đ. (sinh năm 2012), trú tại thôn Hải Lâm, xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa).
Theo đó, khoảng 14h30 phút, ngày 17/11 bệnh nhân Nguyễn Đình Đ. được người thân đưa đến nhập viện trong tình trạng nguy cấp do bị cho nhà tấn công. Khi nhập viện, cháu Đình Đ. bị nhiều vết cắt sâu nham nhở tại vùng mặt, mắt, sau cổ máu chảy nhiều từ đầu, mặt, cổ và hốc mắt trái, bong lóc da đầu diện rộng, rách vùng cổ vết thương lớn, lòi hốc mắt trái, đứt lệ quản trên dưới, phòi kết mạc mắt trái, rách tháp mũi.
Ngay sau khi cháu Đình Đ. nhập viện, các các sĩ khoa Răng - Hàm - Mặt của bệnh viện đã phối hợp với Bệnh viện Mắt Thanh Hóa cấp cứu cho bệnh nhân. Sau gần 6 giờ phẫu thuật, với khoảng hơn 100 mũi khâu khác nhau, các bác sĩ đã nối lệ quản trên, dưới, phẫu thuật tạo hình mũi và khâu các vết thương vùng đầu, mặt, cổ thành công.
Theo người thân của cháu Đình Đ. cho biết, gia đình cháu Đình Đ. có nuôi một con chó nặng khoảng 30kg từ lâu. Thường ngày, con chó này rất thân thiện với trẻ nhỏ, các bạn nhỏ thường hay cho ăn. Lần này khi cháu Đ. qua hàng xóm chơi, chó cũng đi theo. Thế nhưng, gia đình cũng không biết nguyên nhân vì sao mà sau khi đi khoảng 15p thì bị cắn gây thương tích rất nặng.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa khuyến cáo, những gia đình có trẻ bị chó nhà nuôi tấn công thì không nên đập chết chó hay bán chó đi, mà vẫn phải nuôi nhốt để theo dõi từ 1 tuấn đến khoảng 10 ngày. Nếu có biểu hiện bất thường hoặc ốm, chết thì phải đưa người bị chó cắn đi tiêm phòng ngay. Đối với những gia đình có con nhỏ nên hạn chế nuôi chó. Nếu nuôi, phải tiêm phòng, hạn chế cho chó tiếp xúc với trẻ, không thả chó nếu không có rọ mõm.