Nhật hoàng Akihito làm lễ thoái vị, kết thúc triều đại kéo dài 3 thập kỷ

Nhật hoàng Akihito.
Nhật hoàng Akihito.

Nhật hoàng Akihito, 85 tuổi, là vị quân vương đầu tiên thoái vị trong 2 thế kỷ. Ông là người đã tìm cách xoa dịu những ký ức đau đớn về Thế chiến thứ 2 và đưa chế độ quân chủ đến gần hơn tới mọi người, trong đó có những người thiệt thòi trong xã hội.

Ông Akihito là vị quốc vương đầu tiên giành được ngai vàng Hoa cúc theo hiến pháp sau chiến tranh, theo đó định nghĩa vị hoàng đế là một biểu tượng của nhân dân nhưng không có quyền lực chính trị.

“Đối với những người đã chấp nhận và ủng hộ tôi như một biểu tượng, tôi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành” – ông Akihito nói trong một buổi lễ thoái vị ngắn tại Cung điện Hoàng gia.

“Cùng với hoàng hậu, từ trái tim mình, tôi hy vọng kỷ nguyên mới Reiwa bắt đầu vào ngày mai sẽ bình yên, có nhiều thành quả, đồng thời cầu nguyện cho hòa bình, hạnh phúc cho đất nước chúng ta và nhân dân thế giới” – Nhật hoàng Akihito nói.

Khoảng 300 người đã tham dự buổi lễ được truyền trực tiếp trên truyền hình, trong đó có Thủ tướng Shinzo Abe, Thái tử Naruhito và Thái tử Masako, cũng như lãnh đạo 2 viện quốc hội và các thẩm phán của Tòa án tối cao.

Người vợ Michiko của Nhật hoàng Akihito là thường dân đầu tiên kết hôn với một người kế vị hoàng đế. Việc này thể hiện vai trò tích cực như một biểu tượng của hòa giải, hòa bình và dân chủ.

Nhật hoàng Akihito đã phải điều trị ung thư tuyến tiền liệt và phẫu thuật tim, ông từng lo ngại tuổi tác khiến ông khó thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình.

Triều đại Heisei bắt đầu từ ngày 8/1989 sau khi ông Akihito thừa kế ngai vàng. Triều đại này đã chứng kiến sự đình trệ kinh tế, các thảm họa thiên nhiên và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Sau khi triều đại Heisei kết thúc vào nửa đêm nay, triều đại Reiwa sẽ bắt đầu.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...