Nhật Bản muốn tăng cường quốc tế hóa giáo dục

GD&TĐ - Chính phủ Nhật Bản mới đây đề xuất kế hoạch tăng cường quốc tế hóa giáo dục đại học trong nước.

Sinh viên quốc tế theo học tại Nhật Bản.
Sinh viên quốc tế theo học tại Nhật Bản.

Thông tin này đã thu hút sự quan tâm, chú ý của các học giả trong nước lẫn quốc tế.

Ông Paul Hasting, Giám đốc điều hành Quỹ ICU Nhật Bản, cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ và vui mừng khi hay tin Chính phủ Nhật Bản muốn tăng số lượng sinh viên quốc tế đến nước này. Chắc chắn, ngành Giáo dục Nhật Bản sẽ nhận được sự quan tâm mạnh mẽ”.

Tuy nhiên, ông Paul cho rằng sinh viên nước ngoài học tập tại Nhật Bản có thể đối mặt với một số rào cản như ngôn ngữ, phong tục. Để giúp sinh viên vượt qua những khó khăn này, chính quyền các địa phương và các cơ sở giáo dục cần mở rộng giáo dục tiếng Anh, cải thiện hỗ trợ cho sinh viên nước ngoài, cải thiện cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp...

Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên Nhật Bản đi du học trong các chương trình dài hạn đã giảm từ 80.000 người vào đầu những năm 2000 xuống 60.000 người vào năm 2012. Từ đó đến năm 2019, con số này giữ ở mức ổn định, trước khi giảm do dịch Covid-19.

Cụ thể, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu thu hút 400.000 sinh viên nước ngoài đến Nhật Bản và 500.000 sinh viên Nhật Bản ra nước ngoài vào năm 2033.

Theo Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản (JASSO), số lượng sinh viên trong hoặc ngoài nước học đại học tăng đều đặn trước đại dịch, đạt 310.000 người vào năm 2019. Kể từ đó, con số này giảm xuống còn khoảng 230.000 người vào năm 2022.

Khi Nhật Bản mở cửa biên giới và bước sang trạng thái “bình thường mới”, kế hoạch đến năm 2033 đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng quốc tế hóa trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Đồng thời, kế hoạch góp phần nâng cao trải nghiệm, cơ hội học tập và việc làm của sinh viên Nhật Bản trong môi trường quốc tế, từ đó mang lại giá trị cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một trong những điểm nổi bật của kế hoạch là tăng số lượng sinh viên Nhật Bản du học lên mức 500.000 người. Theo ước tính của Bộ Giáo dục Nhật Bản, hơn 60% học sinh trung học không muốn đi du học.

Còn trong nhóm người trẻ tuổi, hơn 50% người không muốn đi du học. Con số này ở Hàn Quốc và Mỹ lần lượt là 22% và 24%. Lý do người Nhật Bản không muốn du học như rào cản ngôn ngữ, khó khăn tài chính, lo ngại về cơ hội xin việc sau khi về nước...

Do đó, ông Tetsuo Morishita, Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề học thuật toàn cầu của Đại học Sophia, Tokyo, nhìn nhận: Các trường đại học Nhật Bản sau đại dịch được xếp hạng cao trên toàn cầu nên có thể phục hồi việc tuyển sinh sinh viên quốc tế.

Còn việc khuyến khích sinh viên Nhật Bản du học là thách thức không hề nhỏ. Tuy nhiên, nếu kế hoạch này thành công sẽ mang lại nhiều giá trị tốt đẹp. Thế hệ trẻ sẽ được mở rộng kiến thức, trải nghiệm và có tầm nhìn rộng mở.

Quốc tế hóa giáo dục là một trong những mối quan tâm chính của ngành Giáo dục Nhật Bản. Trong lịch sử, nước này từng nhiều lần thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục và đạt được nhiều thành tựu.

Nỗ lực đầu tiên vào những năm 1980, Nhật Bản dành khoảng 2 thập kỷ để đạt được mục tiêu thu hút 100.000 sinh viên nước ngoài theo học tại nước này.

Kế hoạch thứ 2 bắt đầu vào năm 2008, với mục tiêu đạt 300.000 sinh viên nước ngoài hàng năm trong thập kỷ tiếp theo và mở rộng các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh trong nước.

Mục tiêu này đã đạt được vào năm 2019. Hiện nay, sinh viên quốc tế tại Nhật Bản gồm sinh viên các trường đại học, sinh viên các trường ngôn ngữ, học viên nghề.

Theo Japan Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mùa hoa cải thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12…

Rực rỡ hoa cải vàng khoe sắc bên sông

GD&TĐ - Mùa này, những cánh đồng cải vàng ven dòng sông Đuống, ở các thôn: Chi Đông, Chi Nam, Gia Lâm (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội), đang bung nở rực rỡ.

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.