Nhật Bản "mở cửa" tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc từ 8/11

GD&TĐ - Bộ Ngoại giao Nhật Bản chính thức thông báo nới lỏng nhập cảnh cho một số đối tượng thuộc diện ưu tiên trong chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, trong đó có thực tập sinh và lao động Việt Nam.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), sau nhiều tháng ngừng tiếp nhận lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Nhật Bản sẽ bắt đầu "mở cửa" tiếp nhận trở lại lao động Việt Nam sang làm việc kèm theo các điều kiện về tiêm vắc xin, cách ly.

Hồ sơ đăng ký được tiếp nhận bắt đầu từ 10h sáng (giờ Nhật) ngày 8/11. Sau khi nhập cảnh, công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn quản lý có trách nhiệm quản lý các hoạt động đi lại và cách ly của thực tập sinh.

Cũng theo Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đây là tin vui đối với lao động Việt Nam đang có nguyện vọng đi làm việc tại Nhật Bản và thủ tục cụ thể đang được các cơ quan chức năng của Nhật Bản khẩn trương hoàn thiện để hướng dẫn vào tuần tới.

Theo chính sách phòng dịch mới đã thông báo tuần trước của Chính phủ Nhật Bản, đối với người đã được phòng ngừa đủ 2 mũi tiêm (ít nhất sau 14 ngày) bằng một trong 3 loại vắc xin đã được phê duyệt ở Nhật Bản (Pfizer, Mordena, Astrazeneca) và có kết quả xét nhiệm RT-PCR âm tính 72 giờ trước khi nhập cảnh, thời gian cách ly tại nhà đã được rút ngắn xuống còn 3 ngày sau khi nhập cảnh.

Đối với những người chưa tiêm phòng đầy đủ hoặc tiêm bằng các loại vắc xin khác thì ngoài việc có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính 72 giờ trước khi nhập cảnh vẫn phải cách ly tại nhà 14 ngày sau khi nhập cảnh (có thể xét nghiệm sau 10 ngày âm tính thì được kết thúc thời gian cách ly).

Sau thời gian cách ly có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính thì lao động sẽ được di chuyển tới nơi làm việc dưới sự giám sát của đơn vị sử dụng lao động.

Nghiệp đoàn sẽ quản lý về việc sử dụng phương tiện công cộng, ra ngoài, ăn uống bên ngoài và làm việc theo kế hoạch đã được đăng ký với cơ quan chức năng của Nhật Bản thì mới được chấp nhận nhập cảnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khi thấy con đổ lỗi, cha mẹ cần đồng hành giúp con hình thành kỹ năng nhận trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Toàn.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, không đổ thừa

GD&TĐ - Trong hành trình trưởng thành của con trẻ, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Việc dạy trẻ tự nhận lỗi, không đổ thừa cho người khác sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau này.