Nhật Bản: Kết hợp giảng dạy trực tuyến và trực tiếp
Sinh Phúc
GD&TĐ - Kết quả từ một cuộc khảo sát do Bộ Giáo dục Nhật Bản thực hiện cho thấy, khoảng 80% trường đại học và cao đẳng nước này có kế hoạch tổ chức giảng dạy trực tiếp và trực tuyến trong học kỳ tới.
Biển báo duy trì khoảng cách tại Trường Đại học Ibaraki.
Trước nguy cơ Covid-19 bùng phát, chỉ khoảng 20% các trường được khảo sát cho biết sẽ tổ chức tất cả các bài giảng theo hình thức trực tiếp. Trong số 1.003 trường đại học, cao đẳng công lập cũng như tư thục Nhật Bản tham gia khảo sát, 824 cơ sở khẳng định sẽ cung cấp các bài học trực tiếp và trực tuyến. Trong khi đó, 173 tổ chức giáo dục sẽ tiến hành tất cả bài học trực tiếp như trước.
Có 207 trường dự kiến tổ chức học tập theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp với tỷ lệ là 50% - 30%. Cũng theo khảo sát, phần lớn khóa học trực tiếp tại các trường là các bài thực hành trong phòng thí nghiệm hoặc hội thảo quy mô nhỏ. Một số trường cho biết sẽ áp dụng cả hai phương pháp trong cùng một khóa học.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy, có tới hơn 90% trường đại học và cao đẳng tại Nhật Bản đã mở cửa trở lại một phần hoặc toàn bộ cơ sở. Trong số đó, 667 tổ chức giáo dục đã cho phép một số cơ sở được tái hoạt động hậu Covid-19.
Do sự bùng phát của Covid-19, nhiều trường đại học và cao đẳng Nhật Bản quyết định giới thiệu tới người học các khóa trực tuyến trong học kỳ mới, bắt đầu từ mùa xuân này.
Tuy nhiên, không ít sinh viên bày tỏ sự không hài lòng khi tiếp tục phải học trực tuyến dù các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Nhật Bản đã mở cửa trở lại. Trước tình hình này, Bộ Giáo dục đã kêu gọi các trường đại học và cao đẳng xem xét việc kết hợp triển khai các bài học trực tuyến và trực tiếp.
GD&TĐ -Học sinh khuyết tật, học sinh đặc biệt là những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi dịch bệnh khiến trường học đóng cửa. Khi bước sang trạng thái bình thường mới, các quốc gia đang và sẽ có những biện pháp gì để hỗ trợ nhóm đối tượng này trở lại trường học?
GD&TĐ -Các nhà khoa học đã phát triển một chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học về mối liên hệ giữa véc tơ với mầm bệnh sốt xuất huyết. Nghiên cứu được phát triển với tám nhóm học sinh lớp 5 và lớp 6 tại Trường Tiểu học “Escola Estadual de 1o e 2o Graus GS Euclides de Carvalho Campos” ở thành phố Botucatu, Sao Paulo (Brazil).
GD&TĐ -Trong bối cảnh tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc cao kỷ lục và tỷ lệ cạnh tranh việc làm gay gắt, các cơ sở giáo dục đại học phải chịu áp lực rất lớn trong việc kết nối và tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Điều này khiến nhiều sinh viên và trường học gian lận.
GD&TĐ - Liên minh Khoa học và Giáo dục Đức (GEW) mới đây cảnh báo các trường học, nhà trẻ ở Đức phải đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng, gây bất bình đẳng trong khu vực.
GD&TĐ - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol gần đây đã yêu cầu Bộ Giáo dục điều chỉnh chính sách nhằm tăng cường đào tạo kỹ sư bán dẫn trong các cơ sở giáo dục đại học.
GD&TĐ - Báo cáo mới đây của Cơ quan Giáo dục Đài Loan dự đoán số lượng học sinh phổ thông sẽ sụt giảm nghiêm trọng trong 16 năm tới. Trong đó, số học sinh tiểu học Đài Loan giảm trung bình 20.000 em mỗi năm.
GD&TĐ - Trường học được coi là nơi đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động thể chất của trẻ. Phần lớn trẻ em và thanh thiếu niên dành hầu hết thời gian trong ngày ở trường.
GD&TĐ - Nhật Bản, Singapore yêu cầu học sinh phổ thông trực nhật, dọn dẹp vệ sinh lớp học và khu vực chung của trường. Trong khi học sinh Mỹ đăng ký làm tình nguyện viên trong các viện dưỡng lão, câu lạc bộ địa phương.
GD&TĐ - Hỗ trợ sinh viên khi họ bước vào thị trường lao động đã trở thành mối lo lắng lớn của các bên liên quan ở Indonesia. Theo Cơ quan thống kê Badan Pusat Statistik (BPS), tỷ lệ thất nghiệp ở Indonesia tương đối cao,
GD&TĐ - Ở Hà Lan, định kiến giới đã dẫn đến số lượng phụ nữ theo học và làm việc trong ngành STEM (các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) còn thấp.
GD&TĐ - Từ năm 2021, Đài Loan đã xây dựng nhiều “trường chip” nhằm đào tạo thế hệ kỹ sư bán dẫn tương lai và củng cố vị thế trên thế giới ở lĩnh vực này.
GD&TĐ - Tại Việt Nam, hiện nay có hơn 10 phương thức xét tuyển vào đại học trong mùa tuyển sinh năm 2022. Còn các nước trên thế giới tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học như thế nào?
GD&TĐ - Khi Bộ Giáo dục Hàn Quốc khuyến khích tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp từ đầu năm 2022, nhiều trường đại học cũng chuyển sang giảng dạy kết hợp.
GD&TĐ - College Board, đơn vị tổ chức các kỳ thi chuẩn hoá SAT, TOEFL, mới đây thông báo kỳ thi SAT sẽ được tổ chức trực tuyến, giảm thời lượng làm bài.
GD&TĐ - Cảnh sát Đức cho biết ít nhất 3 người đã bị thương sau khi một tay súng tấn công vào Trường Đại học Heidelberg, thị trấn Heidelberg, ngày 24/1.