Dạy cảm ơn từ khi còn nhỏ
Được biết, trẻ em Nhật Bản đã tiếp nhận việc giáo dục về cảm ơn bắt đầu từ lớp mầm non. Ví dụ, trường mẫu giáo ở Nhật Bản sẽ tổ chức tiệc sinh nhật cho mỗi đứa trẻ. Trước khi đến ngày sinh nhật của bé, các giáo viên sẽ mời cha mẹ của bé đó đến tham dự. Vào hôm sinh nhật, nhà trường sẽ trưng bày toàn bộ ảnh từ khi bé sinh ra. Đồng thời, cha mẹ của bé sẽ chia sẻ từng khoảnh khắc lớn lên của bé, kể từ khi sinh ra đến lúc học nói, từ lúc bé chập chững những bước đi đầu tiên ở trước mặt tất cả các bạn nhỏ.
Bên cạnh đó, trường mẫu giáo ở Nhật Bản còn để cho các bé thay phiên nhau chăm sóc các động vật nhỏ trong vườn như gà con, thỏ con, trông nom những bông hoa trong vườn thực vật, với cách này sẽ khiến cho trẻ có một trái tim tràn ngập tình yêu thương từ khi còn nhỏ, và khiến cho chúng tôn trọng sự sống. Cách giáo dục này thậm chí còn tiếp tục được thực hiện sau khi bé nhập học vào trường tiểu học.
Không chỉ có vậy, trong rất nhiều cuốn sách dành cho trẻ em xuất bản ở Nhật Bản đều là “sách giáo khoa dạy về cảm ơn”. Một loạt các cuốn sách giáo dục về cảm ơn kinh điển như “Cảm ơn người đã cho tôi cuộc sống” và “Cảm ơn mẹ”, “cảm ơn mọi người” đều được xếp vào các tài liệu giảng dạy môn đạo đức và tư tưởng cho học sinh tiểu học ở Nhật Bản, thông qua cách kết hợp giữa tranh và lời đã giảng giải về truyền thống của tổ tiên, sự ra đời của cuộc sống, sự tiếp diễn của cuộc sống, mất đi người thân, có lòng biết ơn với những người khác, để cho những đứa trẻ hiểu được mối liên hệ và sự tiếp diễn của cuộc sống, cũng hiểu được phải biết ơn, trân trọng cuộc sống giữa con người với con người. Ngay cả người lớn khi đọc những cuốn sách này sẽ thu được lợi ích không nhỏ.
Việc giáo dục về cảm ơn ở Nhật Bản cũng bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặn. Khi đón trẻ tan học, bạn nếu muốn giúp các bé xách cặp sách thì bé sẽ từ chối: “Cháu cảm ơn ạ, cô giáo, và mẹ cháu đều nói với cháu rằng việc của mình thì phải tự làm, không gây thêm phiền phức cho người khác, điều này chính là sự cảm ơn lớn nhất đối với người khác”. Việc giáo dục của người Nhật Bản thực sự rất tinh tế tỉ mỉ. Từ khi đi mẫu giáo, các bé đã tự mình thu dọn quần áo, phơi quần áo, mà còn thường xuyên thu dọn quần áo cho ba mẹ. Từ khi còn nhỏ giáo viên đã dạy các bé phải biết ơn cha mẹ, làm việc phù hợp với khả năng của mình.
Giáo dục bằng hành động quan trọng hơn lời nói
Hiện nay, chúng ta thường nghe cha mẹ dạy con phải biết cảm ơn, dường như việc cảm ơn đã trở thành một yêu cầu cơ bản nhất đối với trẻ. Tuy nhiên bất kể kết quả của sự giáo dục nào cũng đều phải giáo dục bằng hành động, sự giáo dục kiểu này còn tốt hơn nhiều so với bằng lời nói. Người Nhật đã nhận thức sâu sắc về điều này, nếu bản thân mình còn không làm được, thì làm sao có thể yêu cầu trẻ?
Như chúng ta đều biết, mỗi một người Nhật Bản trước khi ăn cơm đều sẽ chắp tay trước ngực nói: “Tôi ăn cơm đây”, chúng ta có thể không biết lý do tại sao. Một cử chỉ đơn giản như vậy trước khi ăn, có hai ý nghĩa sâu sắc, một mặt, đây chính là thể hiện sự cảm ơn đối với những người đã bỏ công sức để nấu ăn, mặt khác chính là thể hiện sự cảm ơn đối với những thực phẩm bày ra trước mặt, hơn nữa còn không được lãng phí và phải ăn hết sạch. Vì thế, chúng ta sẽ thấy ở phía trước các nhà hàng ở Nhật Bản, dù đứa trẻ có lớn đến mấy, trước bữa ăn đều sẽ làm theo cha mẹ chắp tay trước ngực và nói: “Con ăn cơm ạ”. Ở Nhật Bản, những đứa trẻ thực ra chính là tấm gương của cha mẹ, nhất cử nhất động của cha mẹ, các bé đều nhìn thấy, ghi nhớ trong lòng.
Ngoài ra ở Nhật Bản việc giáo dục về cảm ơn cũng được thể hiện qua việc tặng quà cho nhau “có qua có lại”. Nếu những ai đã từng tiếp xúc với người Nhật Bản đều cảm thấy rằng người Nhật rất lịch sự, bất kể khi nào gặp mặt đều tặng những món quà nhỏ. Đối với việc “có qua có lại” này, cái mà người Nhật tặng chính là lời cảm ơn và sự chúc phúc của mình, điều này chính là sự giáo dục về cảm ơn hàng ngày cho trẻ. Trong mối quan hệ và lễ nghĩa xã giao trong xã hội Nhật Bản, cũng bao hàm cả sự cảm ơn, trong một năm ở Nhật có rất nhiều ngày tặng quà.
Muốn giáo dục con cái, trước tiên phải không ngừng tự hoàn thiện, tự phát triển, chỉ có một tấm lòng biết cảm ơn, thì mới có thể nuôi dưỡng được những hạt giống của lòng biết ơn. Giáo dục con cái không phải nói suông, mà phải dùng hành động thực tế. Giáo dục về sự cảm ơn “kiểu Nhật”, chính là làm trong sáng dần dần những tâm hồn trẻ em trong quá trình yêu thương chăm sóc trẻ, để cho trẻ cảm nhận được tình yêu, học cách yêu thương, rồi hiểu được sự cảm ơn và báo ơn trong sự yêu thương chăm sóc.