Nhật Bản dạy học giữa dịch Covid-19: Mỗi nơi một kiểu

GD&TĐ - Giữa sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron, các trường học trên khắp Nhật Bản đã có những phản ứng khác nhau.

Trường Tiểu học Horihana tổ chức học kết hợp trực tuyến và trực tiếp.
Trường Tiểu học Horihana tổ chức học kết hợp trực tuyến và trực tiếp.

Trong đó nhiều thành phố quyết định tạm đóng cửa trường học, chuyển sang dạy trực tuyến.

Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản cho biết không ban hành yêu cầu đóng cửa trường học trên toàn quốc nhưng nhiều tỉnh thành quyết định dừng một số lớp hoặc đóng cửa trường học.

Trước khi ban hành thông báo các địa phương đều cân nhắc việc duy trì học tập, phòng chống dịch Covid-19 và áp lực của gia đình.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, tính đến ngày 26/1, khoảng 1/6 trường công lập trên cả nước đã tạm thời đóng cửa hoặc đóng cửa một số lớp học, cấp học vì dịch Covid-19.

Ban Thư ký Nội các báo cáo rằng 32% cụm lây nhiễm tính từ đầu năm 2022 xảy ra tại các cơ sở giáo dục. Ngày càng có nhiều lo ngại về việc trẻ em nhiễm virus ở trường và mang lây nhiễm về nhà.

Khi trường học đóng cửa, gia đình gặp áp lực vì phải trông con vào ban ngày. Bộ Giáo dục Nhật Bản đã yêu cầu các trường học kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến, sắp xếp học sinh đến trường vào những thời điểm khác nhau và đưa ra quyết định thận trọng về đóng cửa trường học. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng thuộc về hội đồng giáo dục địa phương và các cơ quan chức năng địa phương.

Đơn cử, Uỷ ban giáo dục tỉnh Ibaraki chỉ đạo hội đồng giáo dục các thành phố trực thuộc yêu cầu các trường tiểu học tổ chức học trực tuyến, giảm thời lượng học từ ngày 31/1.

Tại Trường Tiểu học Horihara, tỉnh Ibaraki, nhà trường tổ chức dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến. Theo đó, 220 học sinh, chiếm 80% học sinh toàn trường, học trực tuyến. 34 học sinh không thể học từ xa đã đến trường.

Chị Sanae Hagiya, 47 tuổi, giáo viên lớp 2 tại thành phố Mito, tỉnh Ibaraki, cho biết: Lớp tôi có 8 em học trực tiếp, các em còn lại học trực tuyến. Việc tương tác với học sinh học từ xa tương đối khó, nhất là khi các em chưa thạo đọc, viết, chưa thể sử dụng thiết bị công nghệ nhuần nhuyễn. Vừa dạy, giáo viên vừa phải kiểm soát số lượng học sinh để không em nào bị bỏ lại phía sau.

Khi số lượng học sinh nghỉ học tăng, nhiều gia đình không thể dành thời gian chăm sóc con cái. Do đó, các trường vẫn nhận học sinh đến trường và phân bổ lớp học hợp lý.

Ông Kuniaki Ouchi, Hiệu phố Trường Tiểu học Horihana, cho biết: Chúng tôi cho phép học sinh không thể học trực tuyến đến trường. Vì tình trạng lây nhiễm rất căng thẳng, nhà trường phải xây dựng nhiều kịch bản lớp học để đảm bảo an toàn cho các em, cũng như giảm gánh nặng chăm sóc con cái cho phụ huynh.

Trong khi đó, thị trấn Inawashiro, tỉnh Fukushima, quyết định đóng cửa tất cả các trường tiểu học, THCS. Ở Tokyo, nơi ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm mỗi ngày trong 2 tuần trở lại đây, khoảng 0,7% trường công lập đã đóng cửa. Tính đến ngày 7/2, 25/191 trường trung học tổ chức học trực tuyến.

Chính phủ Nhật Bản đã và đang thúc đẩy “Chương trình Trường học GIGA”, trao máy tính bảng cho học sinh TH, THCS. Theo Bộ Giáo dục, tính đến cuối tháng 1/2022, 95,2% trường TH, THCS công lập và ngoài công lập đã hoàn thành việc chuẩn bị thiết bị cho học sinh học tại nhà.

Theo Manichi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.