Nhân rộng cách làm sáng tạo

GD&TĐ - “Ở Sài Gòn giờ lúc nào cũng nghe tiếng xe cấp cứu chạy dưới đường”, bạn tôi nhắn tin kèm theo nhận xét rằng, thành phố đang ở trong một thời điểm “lịch sử”.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Diễn biến dịch tại TPHCM thực sự đang rất phức tạp, khó lường. Các ca dương tính liên tục xuất hiện ở khắp nơi và trong những hoàn cảnh không ngờ nhất. Một tài xế Grab vô tình đi xét nghiệm phát hiện dương tính. Hai mẹ con gặp tai nạn giao thông vào bệnh viện cũng phát hiện nhiễm nCoV.

Bộ Y tế tối 21/6 ghi nhận 135 ca dương tính, trong đó 70 ca tại TPHCM, đưa số ca trong một ngày ở thành phố lên cao nhất từ trước tới nay với 166 ca. Tổng số ca nhiễm tại đây đã lên con số 1.784, đứng thứ 2 cả nước.

Trước đó, dự báo số người nhiễm bệnh tăng cao, tăng nhanh và khả năng số người nhiễm tiếp tục tăng, thành phố một lần nữa phải thay đổi phương án phòng chống dịch để tháo gỡ tình hình.

Chỉ 4 ngày sau khi quyết định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 thêm 2 tuần, thành phố quyết định nâng mức giãn cách, nhưng không phải theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng mà theo Chỉ thị số 10 do Chủ tịch UBND TPHCM ký ban hành tối 19.6.

Có thể nói, Chỉ thị 10 ở khoảng giữa của Chỉ thị 15 và 16. Điểm khác biệt lớn nhất là thành phố không thực hiện nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh” như Chỉ thị 16. Các điểm còn lại của Chỉ thị 16 cơ bản được thực hiện với điều kiện “nới lỏng” hơn một chút, ví dụ cấm tụ tập trên 3 người thay vì 2 người hay bảo đảm giữ khoảng cách tối thiểu 1,5m thay vì 2m…

Chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 kèm theo nỗ lực tăng tốc truy vết, khoanh vùng, dập dịch triệt để và tầm soát trên diện rộng cho thấy, thành phố một mặt chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để duy trì lợi ích lâu dài nhưng đồng thời vẫn cố gắng tối đa thực hiện mục tiêu kép.

Bên cạnh đó, TPHCM đã bắt đầu chiến dịch tiêm ngừa Covid-19 từ nguồn 836.000 liều vắc-xin do Nhật tài trợ được phân bổ. Ngoài các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao được ưu tiên tiêm miễn phí theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, TPHCM ưu tiên triển khai tiêm ngừa cho lực lượng công nhân để bảo đảm an toàn, duy trì hoạt động sản xuất.

Vừa chống dịch, vừa nỗ lực bảo đảm phát triển kinh tế, duy trì chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa để người dân, doanh nghiệp bớt đi phần nào khó khăn là lựa chọn đúng đắn lúc này.

Những cách làm sáng tạo như Chỉ thị số 10 cần “nhân rộng” hơn nữa trong công cuộc phòng chống dịch. Ví dụ, với diễn biến dịch bệnh hiện nay, các khu cách ly tập trung ở thành phố đang bị quá tải, nguy cơ cao xảy ra lây nhiễm chéo. Vì vậy, việc thí điểm cách ly F1 tại nhà cần nhanh chóng được triển khai.    

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống thu hồi nước đa tầng.

Hệ thống thu hồi nước đa tầng cho vùng biển đảo

GD&TĐ - Hệ thống cung cấp nguồn nước sạch ổn định với hiệu suất hơn 1,2 lít/m²/giờ, đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản như uống, nấu ăn và vệ sinh cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng nhỏ.

Sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại trình diễn kỹ năng pha chế đồ uống tại Ngày hội hướng nghiệp - việc làm năm 2025 do UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức. Ảnh: PV

Hấp dẫn nghề pha chế

GD&TĐ - Với ưu điểm thời gian học nghề ngắn từ 3 - 6 tháng, chú trọng thực hành hơn lý thuyết, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động nên nghề pha chế đang được ưa chuộng, thu hút nhiều học viên.

Bếp ăn của Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương.

Bài cuối: Dấu hỏi về sự minh bạch

GD&TĐ - Tại một số bếp ăn bệnh viện công lập Thanh Hóa, quá trình lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn đang bị đặt dấu hỏi lớn về sự thiếu minh bạch.