Giọng nói vô cảm
Vợ chồng giao tiếp với nhau nhiều nhất là qua trò chuyện và giọng nói là biểu thị rõ nét nhất của thái độ đối phương. Những yếu tố như cường độ, cao độ, độ rung giọng nói đều nói lên biểu thị cảm xúc của một người dành cho người kia. Nội dung của lời nói là điều đáng chú ý tuy nhiên, giọng nói còn quan trọng hơn. Cách nói, giọng nói thể hiện thái độ và tình cảm của cặp vợ chồng.
Giọng nói vô cảm là khi vợ/chồng nói với nhau không có biểu cảm, không lên không xuống, không trầm không bổng, thậm chí không lớn tiếng ngay cả khi người kia làm sai trái. Trong lời nói ấy không có bất cứ xúc động nào. Kèm theo đó là bộ mặt lạnh băng, không nhìn vào mắt đối phương. Đó là dấu hiệu vô cùng tiêu cực cho cuộc hôn nhân.
Phớt lờ mâu thuẫn
Các cặp vợ chồng khó có thể tránh khỏi tranh cãi và bất hòa. Tuy chúng thường đi kèm với khoảng thời gian không dễ chịu, những cuộc tranh luận này vẫn giúp làm sáng tỏ những mong muốn và nguyện vọng riêng tư của mỗi người, giúp giải quyết những bất mãn sâu kín nhất. Nếu cả hai luôn tránh né trò chuyện về bất đồng, sự khó chịu và phẫn uất sẽ ngày một nghiêm trọng hơn.
Nếu như trước đây họ tranh cãi nhau để giành phần thắng thua hoặc họ cùng đàm thoại để tìm ra giải pháp khi mâu thuẫn. Thế nhưng, đến lúc có mâu thuẫn, thậm chí mâu thuẫn lớn, người kia cũng không đáp trả. Họ thậm chí hoàn toàn dửng dưng, xem như đó là chuyện của ai đó chứ không còn lại chuyện của vợ/chồng mình.
Đó là dấu hiệu đối phương đã tỏ ra chán ngán hoặc quá trơ lỳ, không còn cảm xúc với người còn lại. Lúc này với họ, đối phương trở nên vô hình hài, không có sự tồn tại. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc trò chuyện, nếu một người muốn níu giữ. Họ không cho đối phương cơ hội để xây dựng lại mối quan hệ.
Thái độ tiêu cực đối với bạn bè và người thân của đối phương
Lúc trước họ còn gắn bó, còn tình yêu và cảm xúc, họ yêu và thân thiết với họ hàng, với bạn bè của đối phương. Thế nhưng, đến một thời điểm điều ấy không còn nữa, nghĩa là họ đã không còn quan tâm đến cảm xúc của người bên cạnh, họ bỏ mặc cả những người thân của đối phương. Họ chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân. Đó là lúc khó cứu vãn tình thế, kiểu như “ghét người ghét cả âm ti họ hàng”.
Lúc trước họ thấy bố mẹ, người thân đối phương “dễ thương, tốt bụng” thì giờ thấy “khó chịu, quê mùa, độc đoán” và có thái độ tiêu cực như chê bai ra mặt, đánh giá thấp ngay trước mặt đối phương. Ấy là lúc họ không còn muốn giữ mối thâm tình với người còn lại.
Nghèo đói và thất nghiệp
Muốn hạnh phúc, đương nhiên các cặp đôi phải có đầy đủ yếu tố để duy trì tối thiểu gia đình. Nếu nghèo đói, thất nghiệp trong thời gian dài, làm sao duy trì được hôn nhân hạnh phúc?
Cặp đôi nghèo đói và thất nghiệp có thể nhìn thấy trước sự tan vỡ nếu kéo dài trên 6 tháng liên tục mà không có biện pháp căn bản thay đổi. Để duy trì một hôn nhân bình thường nhất thì gia đình phải có sự ổn định về tài chính. Vì thế, nếu không có công ăn việc làm ổn định, nghèo đói bền vững thì không thể trông chờ một hôn nhân đúng nghĩa.
Né tránh quan hệ tình dục
Đôi khi vợ chồng có thể ngủ riêng do yếu tố nào đó nhưng họ không hẳn là ngừng quan hệ tình dục. Tình dục là yếu tố cần và có của hôn nhân. Nhưng nếu họ né tránh, tìm cách thoái thác, có nghĩa hôn nhân có vấn đề. Nếu không phải vì yếu tố sức khỏe thì nhất định đã có điều gì đó cản trở cảm xúc của người trong cuộc.
Hai người khác giới khỏe mạnh, đang trong độ tuổi sung sức mà không quan hệ tình dục thì có thể nguy cơ cao là họ đã có gì đó đằng sau thái độ muốn thoái thác quan hệ với vợ/chồng. Có nghĩa họ trở nên vô cảm với đối phương nhưng lại là thân thiết với đối tượng nào đó ngoài kia. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu xác định hôn nhân còn có thể cứu vãn được hay không.
Nếu khi đã hết cảm xúc, họ không thể và không muốn gần gũi và đó là lúc bạn phải nghĩ đến giải pháp cho riêng mình.