Tìm hiểu vai trò của dạ dày đối với hệ tiêu hóa
Khi chúng ta nuốt, thức ăn sẽ đi xuống thực quản, đi qua cơ vòng thực quản dưới và đi vào dạ dày. Dạ dày có 3 nhiệm vụ chính gồm:
- Lưu trữ tạm thời thức ăn và chất lỏng
- Sản xuất dịch tiêu hóa
- Chuyển hỗn hợp vào ruột non
Quá trình diễn ra trong dạ dày nhanh hay chậm phụ thuộc vào loại thực phẩm và mức độ hoạt động của cơ dạ dày. Một số loại thực phẩm như carbohydrate sẽ đi qua dạ dày nhanh chóng trong khi thực phẩm giàu protein sẽ ở trong dạ dày lâu hơn. Chất béo sẽ mất nhiều thời gian nhất để xử lý.
Vì dạ dày có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ tiêu hóa nên khi bị đau dạ dày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thu thức ăn. Vì thế nên nhận biết sớm đau dạ dày triệu chứng như thế nào để được điều trị kịp thời.
Đau dạ dày biểu hiện như thế nào?
Trên thực tế, người bệnh có thể gặp phải một hoặc nhiều biểu hiện đau dạ dày khác nhau, tiêu biểu có một số triệu chứng điển hình như sau:
Đau ở khu vực thượng vị
Vùng thượng vị là vùng bụng phía trên. Người bị đau dạ dày sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội. Mức độ đau dạ dày càng nặng thì cơn đau diễn ra càng thường xuyên hơn.
Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức vùng bụng trên. Thời gian đầu, các cơn đau thường xuất hiện khi quá đói hoặc quá no. Các cơn đau ở vùng này thường diễn ra bất thường, ngày càng dày và nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời.
Ợ chua, ợ hơi
Khi bị đau dạ dày, quá trình hoạt động của dạ dày bị rối loạn dẫn tới thức ăn khó tiêu tạo ra men và sinh ra hơi. Đây là một triệu chứng đau dạ dày điển hình. Khi đó người bệnh có thể bị ợ chua, ợ hơi hoặc ợ ra chất đắng.
Chướng bụng, đầy bụng, ăn khó tiêu
Cảm giác đầy bụng sau khi ăn thường là dấu hiệu bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi có biểu hiện này bạn nên theo dõi xem tình trạng bệnh kéo dài trong bao lâu. Vì bệnh đau dạ dày để lâu sẽ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Đây là hiện tượng trào ngược thức ăn trong dạ dày qua đường thực quản. Buồn nôn và nôn mửa là một triệu chứng đau dạ dày nhẹ, thường gặp ở đa số người bệnh. Khi đó, bạn nên đi khám để được bác sĩ điều trị sớm và hiệu quả.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Người bệnh bị đau dạ dày kéo dài không được điều trị sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng tiêu hóa. Lâu dần người bệnh sẽ bị sụt cân do ăn uống kém và không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn nạp vào.
Đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu
Bị đi ngoài phân đen thường là triệu chứng của người bệnh viêm loét dạ dày nặng. Do tổn thương sâu trong thành mạch khiến máu thoát ra ngoài ống tiêu hóa và trộn vào thức ăn hoặc khiến phân đen, hôi thối bất thường. Khi có triệu chứng đau dạ dày này người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Người bệnh đau dạ dày triệu chứng như thế nào thì cần cấp cứu ngay?
Nếu cơn đau bụng trở nên nghiêm trọng, không hết hoặc tiếp tục tái phát thì cần đi khám gấp tại bệnh viện. Ngoài ra bạn cũng nên đi khám càng sớm càng tốt nếu bị đau bụng kèm các triệu chứng sau:
- Sốt cao
- Không ăn được trong vòng 2 ngày
- Xuất hiện các dấu hiệu bị mất nước gồm: ít đi tiểu, nước tiểu sẫm màu, khát nước
- Không thể đi nặng
- Nôn ra máu
Tìm hiểu các phương pháp điều trị đau dạ dày
Trước khi có liệu trình điều trị đau dạ dày, bác sĩ sẽ xác định rõ tình trạng bệnh, nguyên nhân gây đau dạ dày qua quá trình thăm khám và chẩn đoán. Thông thường người bệnh bị đau dạ dày cần thực hiện nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch dạ dày,… để biết được nguyên nhân gây bệnh.
Dùng thuốc Tây chữa bệnh đau dạ dày
Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc để điều trị giảm bớt các triệu chứng đau dạ dày tương ứng.
- Đau dạ dày kèm ợ chua, ợ hơi bác sĩ sẽ kê thuốc có chứa thành phần simethicone (Mylanta, Gas-X) có thể giúp loại bỏ cơn đau.
- Đối với chứng ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thì cần thuốc kháng axit hoặc giảm axit dạ dày (Pepcid AC, Zantac 75).
- Đối với người bị táo bón, thuốc làm mềm phân nhẹ hoặc thuốc nhuận tràng có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
- Khi bị đau bụng do đau dạ dày thì có thể sử dụng thuốc giảm đau chứa acetaminophen (Efferagal, Paracetamol, Panadol). Tuy nhiên, người bệnh nên tránh các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, aspirin. Bởi chúng có thể gây kích ứng dạ dày.
- Đối với người đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp sẽ được điều trị bằng phác đồ kháng sinh chứa các thuốc như Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole,… Chúng được sử dụng kết hợp với thuốc ức chế bơm proton, thuốc Bismuth trong thời gian nhất định để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn Hp và các triệu chứng kèm theo.
Biện pháp giúp giảm đau dạ dày tại nhà
Khi bị đau dạ dày người bệnh có thể thử chườm ấm để giảm cơn đau. Uống trà hoa cúc hoặc trà bạc hà cũng có thể có hiệu quả. Hãy đảm bảo uống nhiều nước để đảm bảo không bị mất nước.
Bạn cũng có thể giảm nguy cơ đau dạ dày bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống mỗi ngày:
- Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn
- Nhai thức ăn chậm và kĩ
- Tránh các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày, khó tiêu hóa (đồ ăn cay hoặc đồ chiên rán)
- Giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, thiền hoặc tập yoga.
Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2 trị đau dạ dày hiệu quả
Để chữa đau dạ dày hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây giảm đau dạ dày do nguyên nhân bệnh cấp tính, người bệnh có thể dùng thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 để điều trị, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 với cơ chế 4 trong 1: hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống giúp giảm tình trạng tiết acid, giảm đau dạ dày, nâng cao chính khí của cơ thể, giúp hạn chế bệnh tái phát. Thuốc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược, an toàn khi sử dụng, có thể dùng lâu dài mà không sợ nhờn thuốc.
Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất
Nguồn gốc thảo dược • Trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị. • Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ. Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc liên hệ tổng đài: 1800.6689 (miễn phí). Số Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo thuốc: 0503/14/QLD-TT |