Giải đáp thắc mắc "đau dạ dày quặn từng cơn có nguy hiểm không?"

 Đau dạ dày quặn từng cơn

Đau dạ dày quặn từng cơn khiến cho người bệnh rất khó chịu và mệt mỏi

Tổng hợp các nguyên nhân gây đau dạ dày từng cơn

Đau dạ dày từng cơn là các cơn đau dữ dội vùng thượng vị (vùng trên rốn, dưới xương sườn) thi thoảng trỗi lên, bên cạnh các cơn đau âm ỉ. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây đau dạ dày quặn từng cơn:
  • Viêm loét dạ dày cấp tính: Do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, sưng viêm. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hoặc nhiễm độc. Viêm loét dạ dày cấp tính thường có triệu chứng bùng phát và tiến triển thành từng cơn đau.
  • Trào ngược dạ dày: Là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, thanh quản và khoang miệng. Triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày là đau dạ dày quặn từng cơn, ợ hơi, ợ nóng, chua miệng, đắng ở cổ họng, bồn nôn…
  • Sự tấn công của vi khuẩn Hp: Vi khuẩn lấy chất dinh dưỡng ở thành dạ dày, tấn công và tạo nên ổ viêm ở thành dạ dày thậm chí là chảy máu dạ dày.
  • Chế độ ăn thiếu khoa học: Do ăn uống thất thường, ăn quá khuya, bỏ bữa, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều bia rượu,… khiến dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm nặng nề. Dịch vị axit trong dạ dày do đó sẽ bị tiết ra thất thường bào mòn và gây tổn thương thành dạ dày.
  • Căng thẳng thường xuyên: Khi tâm lý không ổn định sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động co bóp và điều tiết dịch vị dạ dày.

Đau dạ dày quặn từng cơn liệu có nguy hiểm?

Đau dạ dày quặn từng cơn

Khi bị đau dạ dày từng cơn nên đi khám 

Mỗi khi có cơn đau từ bên trong cơ thể thì bạn không nên coi thường bởi đây là dấu hiệu cảnh báo những rủi ro có thể đe dọa tới sức khỏe và tính mạng. Vì thế, ngay khi cảm giác thấy cơn đau dạ dày từng cơn bạn nên đi khám để biết được nguyên nhân và mức độ bệnh.

Nếu đau dạ dày là do thói quen sinh hoạt và ăn uống không khoa học thì triệu chứng sẽ giảm dần theo thời gian khi người bệnh điều chỉnh lịch sinh hoạt.

Tuy nhiên, nếu đau dạ dày từng cơn xuất phát từ các bệnh lý đường tiêu hóa thì các cơn đau chỉ được kiểm soát khi người bệnh kết hợp sử dụng thuốc điều trị và thay đổi chế độ sinh hoạt.

Đặc biệt, nếu đau dạ dày từng cơn là do xuất huyết tiêu hóa hoặc ung thư dạ dày thì người bệnh cần phải điều trị kịp thời để tránh các di chứng không mong muốn.

Phương pháp xử trí khi bị đau dạ dày từng cơn

Đau dạ dày quặn từng cơn

 Người bị đau dạ dày từng cơn nên điều chỉnh lịch sinh hoạt hợp lý 

Ngay khi gặp phải tình trạng đau dạ dày từng cơn thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Tái khám định kỳ và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý thêm hay bớt liều thuốc vì có thể gây hậu quả xấu.
  • Tự thiết lập một chế độ sinh hoạt khoa học. Mục đích để bảo vệ dạ dày được làm việc và nghỉ ngơi. Người bệnh nên tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày những thực phẩm tốt cho tiêu hóa như sữa chua, rau quả, uống nhiều nước. Hạn chế ăn đồ cay, mặn, chua và món có nhiệt độ quá lạnh hoặc nóng để dạ dày luôn được bảo vệ tốt nhất.
  • Giữ tâm lý thoải mái nhất có thể: Bởi căng thẳng có thể là nguyên nhân khiến dạ dày bị đau và làm cho quá trình điều trị khó khăn hơn.

Chẩn đoán và điều trị khi bị đau dạ dày từng cơn

Chẩn đoán đau dạ dày

Nếu bị đau dạ dày, bác sĩ thường chỉ định nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày nhằm xác định những vị trí tổn thương bên trong dạ dày, có bị viêm hay không. Kết quả nội soi giúp bác sĩ biết được mức độ bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang, siêu âm, chụp MRI dạ dày để chẩn đoán nguyên nhân đau dạ dày từng cơn nếu như nội soi chưa cho ra kết quả chính xác.

Điều trị đau dạ dày bằng thuốc Tây

Đau dạ dày quặn từng cơn

 Thường bác sĩ sẽ kê thuốc Tây cho người bệnh đau dạ dày

Thuốc Tây là phương pháp được phần lớn bác sĩ khuyên dùng vì có khả năng nhanh chóng cải thiện đạu dạ dày, giảm đau rõ rệt. Một số loại thuốc phổ biến được khuyên dùng như:

  • Thuốc dạ dày chữ P: Với thành phần chính là Aluminum phosphate có công dụng trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày và đào thải chúng ra bên ngoài theo đường tiêu hóa. Thuốc làm giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng, giảm tình trạng ợ chua, nóng bụng và buồn nôn.
  • Thuốc dạ dày chữ Y: Thuốc có thành phần chính là Yumangel có tác dụng giảm đau, ngăn trào ngược dạ dày, điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, ngăn tình trạng buồn nôn, dư dịch vị dạ dày.
  • Một số loại thuốc khác giúp giảm đau, giảm viêm loét dạ dày,…

Thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 trị đau dạ dày từng cơn hiệu quả

Trong khi thuốc Tây được áp dụng để giảm đau dạ dày cấp tốc, phục hồi tổn thương tuy nhiên người bệnh lại đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc. Bệnh khó chữa dứt điểm và ngày càng nặng thêm phải dùng thuốc nhiều.

Để tránh tác dụng phụ của thuốc Tây, nhiều người bệnh đã quay về với tự nhiên, sử dụng thuốc Đông y, tiêu biểu là thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2.

Thuôc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 giúp cân bằng âm dương có tác dụng kháng khuẩn giảm viêm, giảm đau chậm nhưng lâu dài. Thuốc không chỉ bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn ngăn ngừa các yếu tố tấn công dạ dày, do vậy giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát. 

Thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc từ thảo dược được sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO. Hiện thuốc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

 Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất

Đau dạ dày quặn từng cơn Nguồn gốc thảo dược

• Trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị.

• Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ.

Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc liên hệ tổng đài: 1800.6689 (miễn phí)

Số Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo thuốc: 0503/14/QLD-TT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.