Đau dạ dày tiêu chảy nguy hiểm thế nào, cách điều trị?

GD&TĐ - Đau dạ dày kèm tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở những người bị đau dạ dày. Bị đau dạ dày kèm tiêu chảy dễ gây mất nước, kiệt sức nên cần tìm cách điều trị ngay.

Đau dạ dày tiêu chảy có thể gây mất nước
Đau dạ dày tiêu chảy có thể gây mất nước

 Tình trạng đau dạ dày kèm tiêu chảy nguyên nhân do đâu?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm gây nên những cơn đau quanh vùng bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đau dạ dày thường xuất phát ở vùng thượng vị, nhưng dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm tụy, sỏi túi mật,... Nếu cơn đau kèm theo tình trạng ợ chua, nóng ran vùng thượng vị, giảm cân, chán ăn,... thì nguyên nhân là do các vấn đề ở dạ dày. 

Đi ngoài là một trong những triệu chứng phổ biến đi kèm khi bị đau dạ dày bên cạnh các dấu hiệu khác như đầy bụng, chán ăn, nôn trớ thức ăn,…

Đau dạ dày kèm tiêu chảy là hậu quả xảy ra do dạ dày đã bị tổn thương và suy giảm chức năng. Khi đó thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Tình trạng này kéo dài dẫn đến tăng áp lực lên đại tràng và tá tràng, từ đó dẫn đến rối loạn nhu động ruột gây nên tình trạng đi ngoài lỏng.

Bị đau dạ dày tiêu chảy còn là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa như đại tràng, tá tràng, đường ruột. Hội chứng này còn có những dấu hiệu khác như nôn mửa, đau bao tử, buồn nôn, khó tiêu và đầy bụng. 

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng bị đau dạ dày kèm đi ngoài lỏng là do thức ăn không hợp vệ sinh, kích ứng với dạ dày. Nếu ăn phải đồ ăn cay, nóng chua, đồ ăn tính hàn, đồ ôi thiu sẽ khiến bệnh nhân bị tiêu chảy đi ngoài đến khi thực phẩm ăn vào được thải ra hết. 

Ngoài ra bị đau dạ dày đi ngoài có thể do căng thẳng, lo âu quá độ. Khi hệ thần kinh bị căng thẳng tác động đến hệ tiêu hóa, khiến dạ dày co bóp nhiều hơn và rối loạn hoạt động. 

Triệu chứng đi kèm khi bị đau dạ dày kèm tiêu chảy

Căng thẳng quá độ có thể gây đau dạ dày tiêu chảy
Căng thẳng quá độ có thể gây đau dạ dày tiêu chảy

Tiêu chảy là biểu hiện cho rối loạn tiêu hóa, có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên tiêu chảy do bệnh lý dạ dày thường kèm với các dấu hiệu sau đây: 

  • Đau dạ dày xuất hiện sau khi ăn hoặc khi bụng đói.
  • Đi ngoài phân lỏng và thường có cảm giác đau bụng đi kèm, mỗi ngày đi từ 1 đến 2 lần thậm chí 3 – 5 lần. Nếu đi ngoài do rối loạn tiêu hóa sẽ có tần suất trên 5 lần mỗi ngày. 
  • Phân có dạng lỏng nhưng ít khi có nhày. Nếu đi ngoài do chứng rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh lý đại trực tràng thì phân sẽ có dạng lỏng, nhiều nước và chất nhầy đi kèm. 
Đi ngoài do bệnh lý dạ dày phần ít khi có nhầy
 Đi ngoài do bệnh lý dạ dày phần ít khi có nhầy
  • Đau dạ dày đi ngoài nhiều kèm theo các triệu chứng khác như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa,…

Đau dạ dày đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Một số trường hợp đau dạ dày đi ngoài lỏng kéo dài còn có thể xuất hiện máu. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo tình trạng xuất huyết dạ dày có thể dẫn tới những hậu quả khó lường: 

  • Bệnh nhân mất máu nhiều gây thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, gây bệnh tim mạch, đau tức ngực
  • Mất nước, thiếu nước, cân nặng sụt giảm không kiểm soát
  • Mất nhiều máu có thể dẫn đến tử vong. 
Ngay khi nhận thấy đau dạ dày kèm đi ngoài ra máu, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để can thiệp điều trị kịp thời.

Cách điều trị đau dạ dày kèm tiêu chảy

Để điều trị hiệu quả đau dạ dày kèm tiêu chảy cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp:

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt 

  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm có khả năng cầm tiêu chảy như khoai lang, yến mạch, gạo, thịt lợn nạc, táo, chuối,…
  • Tránh các loại đồ uống có gas, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chua, cay nóng, mặn, nhiều muối, nhiều đường, các loại đồ uống có tính kích thích dạ dày như trà đặc, cà phê.
  • Bổ sung chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống nước và các loại nước ép trái cây, vừa tránh cơ thể bị mất nước vừa cung cấp thêm khoáng chất và vitamin. 
Đi ngoài do bệnh lý dạ dày phần ít khi có nhầy
 Đi ngoài do bệnh lý dạ dày phần ít khi có nhầy
Chế độ ăn uống lành mạnh rất tốt cho người bị đau dạ dày tiêu chảy
  • Bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua và men vi sinh để hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
  • Khi ăn nên nhai chậm, chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. 
  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, uy tín.

Sử dụng thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2

Thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính, đau rát vùng thượng vị, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ hơi, ợ chua. 

Thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, trị bệnh dựa trên nguyên lý Đông y, vừa cải thiện triệu chứng, vừa tăng cường sức khỏe của dạ dày thông qua cơ chế kép vừa tiêu diệt yếu tố tấn công vừa tăng cường yếu tố bảo vệ. Nhờ vậy, giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát. 
Đau dạ dày tiêu chảy nguy hiểm thế nào, cách điều trị? ảnh 4
Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất - Nguồn gốc thảo dược

- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.

- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.

Số Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo thuốc: 0503/14/QLD-TT

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)

Thông tin chi tiết xem tại:  https://nhatnhat.com/thuoc-da-day-nhat-nhat.html

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.