Nhạc sĩ, Nhà nghiên cứu Tuấn Giang: Âm nhạc là linh hồn bất tử

Nhạc sĩ, Nhà nghiên cứu Tuấn Giang: Âm nhạc là linh hồn bất tử

(GD&TĐ) - Nhạc sĩ Tuấn Giang (tức Nguyễn Tuấn) tham gia Đoàn Văn công Tổng cục Hậu cần năm 1966 và được tặng Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất. Ông tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu và làm việc tại Viện Âm nhạc (1975) rồi chuyển sang Viện Sân khấu (1985).  Nhạc sĩ Tuấn Giang có những chia sẻ tâm huyết với Báo Giáo dục và Thời đại về đời sống âm nhạc quá khứ và hiện tại.

Có sức sống trường tồn

Một thời chưa xa, những bài hát Tình ca (Hoàng Việt), Những ánh sao đêm (Phan Huỳnh Điểu), Hoa sữa (Hồng Đăng)… đã trở thành những ca khúc vượt thời gian… Tại sao nó trở thành bất hủ trong lòng công chúng?

Chúng ta có nhiều thế hệ nhạc sĩ. Thế hệ già có thể tính từ thời điểm tiền khởi nghĩa. Sau năm 1945 được coi là thế hệ trẻ. Đến bây giờ, thế hệ nhạc sĩ già có nhiều bài hát ghi lại dấu son của một thời hào hùng nhưng cũng đầy biến động của dân tộc. Những lớp nhạc sĩ như: Hoàng Vân, Lưu Hữu Phước, Phạm Tuyên… đã trở thành biểu tượng âm nhạc, ảnh hưởng đến lối tư duy cả một thế hệ nhạc sĩ sáng tác như chúng tôi (dù nay đã trên 70 tuổi) là “cái ta” trong âm nhạc mà không có “cái tôi”. Nếu có cái “tôi” vẫn là “ta”.

Bản chất của cuộc sống luôn có sự nối tiếp. Những bài hát ấy vẫn lưu lại dấu ấn của một thời đã qua và “đóng” rất sâu vào mọi tâm hồn thế hệ.            

Chúng ta có thể tạm chia đời sống âm nhạc ở hai thể loại: Nhạc bác học và nhạc sến. Theo ông thể loại nhạc nào sẽ có sức sống lâu bền trong lòng công chúng?

Cả hai sẽ cùng tồn tại. Bởi trong thưởng thức âm nhạc của mỗi người đều mang theo hai dấu ấn truyền thống và đương đại. Ngay trong nhạc của quần chúng cũng rất bác học.

Hiện nay ở Việt Nam, đời sống âm nhạc “trăm hoa đua nở”. Những chương trình âm nhạc ấy, theo ông có giá trị thẩm mỹ như thế nào đối với lớp trẻ?

Những chương trình này có tác dụng với lớp trẻ. Nếu không có những dòng âm nhạc, chương trình ấy, lớp trẻ sẽ bị suy nghĩ sai lệch, bế tắc. Đó là dòng âm nhạc của đòi hỏi và tâm sự của giới trẻ. Chúng ta hãy hoan nghênh nó, ủng hộ nó. Và cũng đừng nghĩ rằng nó lai căng. Nó rất chững chạc về bản lĩnh.

Quốc ca biểu hiện được tính thời đại

Trong đóng góp Dự thảo hiến pháp, nhiều người đang tranh luận, đề nghị thay một số ca từ trong bài Quốc ca cho phù hợp với đương đại, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Không phải ai cũng là nhạc sĩ. Do vậy các nhạc sĩ, đặc biệt là Hội nhạc sĩ Việt Nam phải có trách nhiệm “tham mưu” chính cho công chúng. Âm thanh là linh hồn của nhạc chứ không phải chỉ là lời ca; nó mang âm hưởng của thời đại; nó mang dấu ấn của thời gian. Quốc ca biểu hiện được tính thời đại của nó, được ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang bị lầm than, nô lệ. Ca từ thỏa mãn được ý nguyện của người dân bị áp bức bóc lột đến cùng cực, đứng lên đấu tranh giành độc lập. Bài hát đã mang dấu ấn của lịch sử, tầm văn hóa, tư tưởng thời đại. Nếu chúng ta sửa từ sẽ không phù hợp, làm sai lệch lịch sử, hoàn cảnh, điều kiện xã hội của thời bi tráng ấy.

Nhạc sĩ Tuấn Giang có khoảng 50 ca khúc đã thu thanh, thu hình, như: Trên quê hương mới, Chiều Cam Đường, Nắng mới trên đồng... Ngoài hai cuốn sách đoạt Giải Khuyến khích của Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Âm nhạc và sân khấu dân tộc (Nxb. Văn hóa dân tộc, 1999) và Ca nhạc và sân khấu Cải lương (Nxb. Văn hóa dân tộc, 1999), ông còn viết sách về âm nhạc dân gian, nghệ thuật xiếc


Tuấn Trần (thực hiện)  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh tư liệu

Nghe Trịnh để yêu ngày tới...

GD&TĐ - Những cô gái trong nhạc Trịnh luôn đẹp nhưng không thể chạm, tưởng như trước mắt mà thật xa xôi, nhìn thấy mà vời vợi biết mấy.
Từ phải qua: Đạo diễn Việt Linh, tác giả Hải Anh và họa sĩ Pauline Guitton giao lưu tại buổi ra mắt sách ở Việt Nam do Nxb Kim Đồng tổ chức. Ảnh: Bình Thanh.

Thuở ấy, mẹ đã 'Sống'!

GD&TĐ - Thuở ấy – những năm tháng đất nước kháng chiến chống Mỹ - mẹ đã sống như thế và hôm nay được thế hệ gen Y lớn lên ở Pháp ghi lại bằng lăng kính mới lạ.