Nhà máy nào gây bụi mịn?

GD&TĐ - Sự cố môi trường là điều khó tránh khỏi đối với những nhà máy mà sản phẩm của nó khá 'nhạy cảm' với môi trường như nhà máy lọc dầu.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Cuối tháng 10 vừa qua, người dân ở gần Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) rất hoang mang khi khắp nhà của họ cùng đường làng ngõ xóm bị phủ một lớp bụi giống tro xỉ màu trắng xám có mùi khét. Cứ quét xong lớp bụi chừng 30 phút thì một lớp bụi khác lại phủ lên. Người già và trẻ con sau khi hít phải khói bụi này cảm thấy tức ngực, khó thở, buồn nôn và ho kéo dài.

Sau nghi nghe phản ánh của người dân, ngành chức năng của huyện Bình Sơn và Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã mời đại diện lãnh đạo một số nhà máy trong khu vực được cho là “nghi phạm” gây ra vụ khói bụi nói trên như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy thép Hòa Phát… nhưng tất cả đều khẳng định cơ sở của họ sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên không thể gây ra bụi mịn như thế được! Cũng dễ hiểu cho cách trả lời trên đây vì chả ai “thiểu năng” đến mức tự dưng lại khai ra cái điều rất dễ bị phạt nặng như thế nếu cơ quan chức năng không đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi.

Thực ra, ngành chức năng ở Quảng Ngãi có thừa khả năng để chỉ ra rằng nhà máy nào là thủ phạm của bụi mịn vì đây là loại bụi mà mắt thường cũng có thể nhìn thấy được.

Vì vậy, dùng các loại máy móc hiện đại của ngành môi trường để phân tích sẽ không quá khó để tìm ra thủ phạm của bụi mịn những ngày qua tại Khu kinh tế Dung Quất. Ấy thế mà hơn một tuần qua, bất chấp người dân ta thán, bất chấp hàng chục tờ báo lên tiếng về tình trạng “kinh dị” này, ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi vẫn im lặng cho qua.

Nguồn tin được rò rỉ từ các nhà báo trực tiếp đưa tin vụ việc này cho biết, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã tìm ra “đáp án bụi mịn”, song không chịu công bố vì một lý do “tế nhị” nào đó.

Đồng thời với sự trì hoãn công bố, các nhà báo cũng được tỉnh “động viên” là không nên vội đưa tin nhà máy lọc dầu là thủ phạm của bụi mịn nói trên. “Các bạn nên chia sẻ với nhà máy lọc dầu. Ngân sách của tỉnh có được đứng vào hàng ngũ chục ngàn tỷ mỗi năm cũng nhờ vào nguồn thu của nhà máy này”.

Nếu đúng bụi mịn do nhà máy lọc dầu Dung Quất gây ra thì tỉnh Quảng Ngãi cũng nên nói rõ để dân Dung Quất biết chứ không vì “nộp ngân sách cao” mà ta lờ đi chuyện họ gây ô nhiễm môi trường như thế được. Chuyện gì ra chuyện đó chứ không thể lấy huân chương và thành tích ra để gỡ tội cho tham nhũng như một số bị cáo đã từng làm trước tòa trong thời gian qua.

Sự cố môi trường là điều khó tránh khỏi đối với những nhà máy mà sản phẩm của nó khá “nhạy cảm” với môi trường như nhà máy lọc dầu. Tuy nhiên, đã xảy ra sự cố thì cần công khai thông tin để người dân biết đồng thời ngành chức năng cũng cần phải có những chế tài tương thích với việc gây ô nhiễm.

Người dân Dung Quất đã chịu nhiều thiệt thòi khi phải nhường đất và nhiều thứ khác nữa cho nhà máy lọc dầu. Họ đã “chia sẻ” như thế đã là quá đủ chứ không thể “tiếp tục chia sẻ” nữa với một nhà máy mà số tiền họ kiếm được từ lọc dầu lên đến hàng chục ngàn tỷ mỗi năm trong khi lại gây ô nhiễm môi trường mà không một lời giải thích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.