Hội nghị do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trẻ (thuộc Thành Đoàn TPHCM) phối hợp với Trường ĐH Mở TPHCM tổ chức với sự hỗ trợ từ Sở KH&CN TPHCM, Tạp chí KH&CN Việt Nam và Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Tham gia CPTPP đã mở ra cơ hội lớn để Việt Nam kết nối với các nền kinh tế lớn trên thế giới, thúc đẩy thương mại và đầu tư.
Poster giới thiệu thông tin về bài tham luận sẽ được trưng bày tại khu vực triển lãm của Hội nghị. |
Sự kiện thu hút rất đông các nhà khoa học trẻ, giảng viên, sinh viên các trường ĐH- CĐ đến tham dự. |
Hội nghị mang đến cơ hội chia sẻ kết quả nghiên cứu mới nhất, quan điểm và trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học trẻ về những thành tựu và hạn chế, vị thế và định hướng chính sách của Việt Nam khi gia nhập CPTPP. Qua đó, Hội nghị hình thành cộng đồng các nhà nghiên cứu kinh tế trẻ và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học kinh tế Việt Nam.
Trong phiên toàn thể, Hội nghị được qua nghe qua báo cáo tham luận của 2 chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam nói chung và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nói riêng.
TS Huỳnh Thế Du báo cáo tham luận tại hội nghị. |
Tiểu ban khoa học số 1 - Tác động của Hiệp định CPTPP đến nền kinh tế Việt Nam, Hội nghị tập trung lắng nghe 06 bài tham luận về các nghiên cứu cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tại đây, đề tài “Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hiệp định CPTPP - những khó khăn đối với Việt Nam của tác giả Nguyễn Thùy Dương đến từ Trường ĐH Luật Hà Nội đã xuất sắc giành được giải nhất.
Ban tổ chức trao giải thưởng cho các nhà khoa học trẻ đã có báo cáo khoa học xuất sắc tại hội nghị. |