Nguyên nhân khiến chính phủ Hà Lan sụp đổ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Liên minh cầm quyền Hà Lan sụp đổ sau khi không đạt được thỏa thuận về chính sách người nhập cư. Thủ tướng đã đệ đơn từ chức.

Người di cư tìm nơi trú ẩn bên ngoài một trung tâm tị nạn quá đông đúc ở Ter Apel, miền bắc Hà Lan, ngày 25/8/2022. (Ảnh: AP)
Người di cư tìm nơi trú ẩn bên ngoài một trung tâm tị nạn quá đông đúc ở Ter Apel, miền bắc Hà Lan, ngày 25/8/2022. (Ảnh: AP)

Hôm 7/7, Thủ tướng Mark Rutte của Hà Lan đã đệ đơn từ chức lên nhà vua, sau khi liên minh cầm quyền 4 đảng không thể đạt được tiếng nói chung về chính sách người nhập cư.

Ông Mark Rutte nói rằng 4 thành viên liên minh có “quan điểm rất khác nhau về chính sách nhập cư”. “Hôm nay, thật không may, chúng tôi phải rút ra kết luận rằng những khác biệt đó là không thể hòa giải.”

Vua Willem-Alexander đã được thông báo về việc chính phủ từ chức. Ông Rutte sẽ tiếp tục làm Thủ tướng tạm quyền cho đến một cuộc tổng tuyển cử mới, có thể diễn ra vào tháng 11.

Cốt lõi gây tranh cãi tại cuộc họp liên minh hôm 7/7 là đề xuất hạn chế số lượng người tị nạn và những người xin tị nạn ở đất nước 18 triệu dân này - nơi đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở.

Đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ (VVD) của ông Rutte và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo muốn giới hạn số lượng người thân có thể đi theo những người xin tị nạn đã ở trong nước ở mức 200 mỗi năm. Bên cạnh đó là tạo ra một danh mục riêng cho những người tị nạn chiến tranh và những người chạy trốn khỏi cuộc đàn áp chính trị.

Tuy nhiên, đảng Liên minh Cơ Đốc và D66 phản đối việc “chia rẽ gia đình” này.

Hà Lan đã nhận được 46.000 đơn xin tị nạn năm 2022 và chính phủ dự kiến có thể nhận được tới 70.000 đơn trong năm nay, nhiều hơn mức cao trước đó được ghi nhận vào năm 2015.

Nước này cũng đã tiếp nhận khoảng 95.000 người Ukraine dưới sự “bảo vệ tạm thời” cho đến tháng 3/2025.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ