Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
Apple vừa có thêm một quý chiếm phần lớn lợi nhuận của cả hệ sinh thái smartphone và điều này đối với "gã khổng lồ Curpertino" thì cũng không có gì quá bất ngờ. Nguồn lực tài chính đã cho phép Apple đầu tư mạnh mẽ vào những công nghệ và dịch vụ mới.
Theo Phone Arena, trong báo cáo Nghiên cứu và Phát triển thường niên, người đứng đầu công ty đã công bố mức chi cho mảng này lên tới 10 tỷ USD, gấp hơn ba lần so với lần chi mạnh tay nhất vào năm 2012 là 3 tỷ USD.
Hầu hết nhà sản xuất Android đều không có đủ nguồn lực như vậy và buộc phải tìm đến những giải pháp, thiết kế rẻ tiền hơn cũng như buộc phải chạy đua trên phương diện giá cả. Vậy những tiến bộ mới của chiếc smartphone thế hệ tiếp theo xuất phát từ đâu?
Hầu hết các cải tiến ngày nay đều xuất hiện trong phần cứng. Apple cải tiến liên tục các mẫu chip và gắn liền với hệ điều hành có khả năng tích hợp tốt nhất.
Thay đổi phần cứng cũng bao gồm thay đổi trong công nghệ màn hình, NFC, khoa học vật liệu, thiết kế và sản xuất pin... những điều này yêu cầu đầu tư dài hạn, thực chất, và không thể đảm bảo chắc chắn rằng chúng cuối cùng đều sẽ trở thành những đột phá trong phần cứng.
Nhờ nguồn doanh thu và lợi nhuận tích trữ được, Apple đủ khả năng đầu tư vào các lĩnh vực này. HTC, LG, và BlackBerry có ít kinh phí hơn để đầu tư vào nghiên cứu phát triển.
Rất may Apple không phải là nhà sản xuất duy nhất có nguồn doanh thu đủ tốt để có thể hỗ trợ khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển cần thiết để đưa một thiết kế điện thoại thông minh đến mức độ siêu phẩm.
Mặc dù có thể Google không phải là công ty kiếm doanh thu nhờ smartphone như Apple nhưng "gã khổng lồ tìm kiếm" này cũng có khả năng tài chính ở các lĩnh vực khác để làm đòn bẩy cho sản phẩm của mình mà cụ thể ở đây là Pixel và Pixel XL.
Google có một thế mạnh mà rất ít nhà sản xuất smartphone khác có được, đó là lý do vì sao Apple nên coi chừng gã khổng lồ đến từ Mountain View này.
Hệ điều hành iOS
Sự hỗ trợ của Android của Google được coi là một trọng tâm quan trọng trong việc phát triển hệ sinh thái này. Được phát triển và tăng cường trong nhiều năm qua, Google tiếp tục đầu tư vào phần mềm để giữ cho nền tảng này ở vị trí hàng đầu của công nghệ.
Nhờ cung cấp miễn phí cho bất cứ ai có nhu cầu sử dụng (nhưng việc sử dụng các dịch vụ và các ứng dụng của Google thì phải trả phí) các nhà sản xuất có được một hệ điều hành mà giúp họ sẵn sàng bắt tay phát triển.
Đổi lại, các nhà sản xuất Android mất đi tính đồng nhất và dễ đánh mất người dùng do họ có thể chuyển sang nhà sản xuất khác, và giao các mối quan hệ khách hàng lại cho Google.
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, một hệ điều hành mới có thể được chào đón và có chỗ đứng trên thị trường, thế nhưng Microsoft và BlackBerry đã cho thấy, thời điểm đó đã qua.
Trong khi đó, hệ điều hành iOS của Apple được thiết kế thông minh, vững chắc và ổn định. Ngoài ra, Apple thường xuyên cập nhật phiên bản iOS mới cho các thiết bị để vá lỗi bảo mật và cung cấp những tính năng mới, tăng cường trải nghiệm người dùng. Trái lại, Android thì chỉ được cập nhật một năm một lần còn Windows Mobile thì… “chán chẳng buồn nói”.
Khi bạn nhìn vào thị trường smartphone theo góc độ hệ điều hành, bạn sẽ thấy chỉ riêng iOS là có sự khác biệt còn những nhà sản xuất khác dựa trên hệ điều hành Android thì “na ná” nhau chứ không có bất cứ điểm gì đặc sắc và nổi bật hơn những đối thủ khác cùng nền tảng cả.
Microsoft lựa chọn đi một con đường khác. Rất nhiều tin đồn xuất hiện xung quanh sản phẩm có tên gọi Surface Phone và đó sẽ là một thiết bị đáng chú ý, thế nhưng có đột phá thế nào thì công ty cũng khó lòng có thể bán được 3 triệu chiếc trong vòng một tháng giống như Apple.
Con đường của Microsoft là đám mây với một thiết bị di động hỗ trợ điều này. Đó có thể là Windows 10 trên di động, nhưng nếu muốn nền tảng của mình phát triển thì Windows vẫn cần ứng dụng như iOS và Android. Và ngày đó thì còn quá xa.
Đối thủ khác
Theo một bài viết trên Cnet, Facebook đang phát triển một dự án di động hấp dẫn như Pixel. Giống như Google và Apple, Facebook có đủ tiềm lực tài chính để đổ vào việc sản xuất smartphone.
Thế nhưng hiện tại, muốn sản xuất được một smartphone cao cấp, Mark Zuckerberg chỉ có thể nhờ tới một số ít nhà sản xuất. Với cam kết kết nối cả thế giới, khách hàng của smartphone Facebook chắc hẳn chỉ là người dân đến từ các quốc gia có nền kinh tế vừa phát triển.
Mỗi một thiết bị ra mắt là một cuộc chiến ngắn hạn trong hệ sinh thái smartphone. Sẽ có những sản phẩm thắng và thua trong mỗi vòng đấu nhưng khi bạn lùi lại và nhìn cả cục diện, bạn sẽ thấy trong cuộc chiến về trí tuệ, Apple đang dần dần loại bỏ các đối thủ khác.