Người phụ nữ trả lại túi xách chứa gần 1 tỷ đồng cho người mất

GD&TĐ - Sau khi nhặt được 1 chiếc túi xách bên trong có số tiền gần 1 tỷ đồng, một người phụ nữ đã tìm cách liên hệ để trả lại người mất.

Ngày 4/12, thông tin từ Công an huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết mới đây, Công an huyện đã nhận được thư cảm ơn của ông Nguyễn Văn Đức (SN 1966, trú tại xã Xuân Đình, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội). Nội dung lá thư, ông Đức gửi lời cảm ơn đến tập thể Công an xã Xuân Đình đã hỗ trợ tìm nhận lại được túi xách ông đánh rơi, trong đó có số tiền gần 1 tỷ đồng.

Trước đó, vào khoảng 14h30" ngày 27/11, Công an xã Xuân Đình nhận được thông báo của ông Nguyễn Văn Đức về việc trên đường đi làm từ nhà đến trụ sở UBND xã Xuân Đình, ông Đức có đánh rơi một túi xách, bên trong có số tiền gần 1 tỷ đồng. Ông Đức mong muốn và đề nghị Công an xã Xuân Đình hỗ trợ tìm lại chiếc túi xách mình đã đánh rơi.

Ông Đức nhận lại tiền dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương.
Ông Đức nhận lại tiền dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an xã Xuân Đình đã phân công cán bộ, chiến sỹ tiến hành xác minh rà soát camera dọc tuyến đường. Thông qua dữ liệu camera, lực lượng đã phát hiện có một người phụ nữ đi xe máy nhặt được chiếc túi xách mà ông Nguyễn Văn Đức đánh rơi.

Qua xác minh, lực lượng chức năng được biết người nhặt được túi xách là bà Đoàn Thị Tâm (SN 1976, trú tại thôn Bảo Lộc 3, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ).

Sau khi gặp gỡ, trao đổi, cơ quan chức năng được biết bà Đoàn Thị Tâm cũng đang tìm cách liên hệ để tìm người đánh rơi túi xách nên Công an xã Xuân Đình đã đưa bà Đoàn Thị Tâm đến gặp gỡ, trả lại túi xách bà đã nhặt được cho ông Nguyễn Văn Đức cùng với đầy đủ số tiền bên trong là 957,96 triệu đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...