Người phụ nữ mất hơn 300 triệu sau khi nghe điện thoại của kẻ giả danh công an

GD&TĐ - Sau khi nghe điện thoại của một đối tượng lạ mặt tự xưng cán bộ công an, một người phụ nữ đã bị lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 300 triệu đồng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 31/10, thông tin từ Công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) cho biết đơn vị này đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 330 triệu đồng với thủ đoạn gọi điện giả danh cơ quan điều tra.

Trước đó, ngày 26/10, Công an thị xã Sơn Tây nhận được đơn trình báo của chị N. (SN 1981, trú tại thị xã Sơn Tây) về việc chị bị đối tượng lạ mặt gọi điện mạo danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt 334 triệu đồng.

Theo đơn trình báo, chị N. nhận được điện thoại từ một đối tượng xưng là cơ quan điều tra và thông báo chị có liên quan tới 1 đường dây mua bán ma túy. Đối tượng yêu cầu chị N. lập tài khoản ngân hàng mới và chuyển tiền sang số tài khoản mà đối tượng cung cấp.

Sau khi thực hiện theo yêu cầu của đối tượng, tài khoản ngân hàng của chị N. đã “bốc hơi” số tiền 334 triệu đồng. Biết mình bị lừa, chị N. đã đến cơ quan công an trình báo sự việc.

Qua sự việc trên, Công an TP. Hà Nội khuyến cáo người dân đây là thủ đoạn lừa đảo, người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của các đối tượng xấu.

Cơ quan chức năng cho biết, để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra.

Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP và chuyển tiền cho các đối tượng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.