Người phụ nữ Ireland khẳng định thường xuyên thấy kiếp trước của mình

Sharon Parrett, 47 tuổi, luôn mơ về một người đàn ông bí ẩn ở Mỹ suốt 40 năm qua.

Người phụ nữ Ireland khẳng định thường xuyên thấy kiếp trước của mình
Sharon tin rằng người đàn ông da đen mặc áo choàng ở Mỹ chính là mình của kiếp trước. Ảnh: Mirror.

Sharon tin rằng người đàn ông da đen mặc áo choàng ở Mỹ chính là mình của kiếp trước. Ảnh: Mirror.

Bà mẹ hai con Sharon sống ở Cork, Ireland, luôn tin rằng những xui xẻo mà mình gặp phải là nghiệp do kiếp trước đã giết người. Cô từng bị 4 vụ tai nạn xe hơi trong 5 năm, nhiều lần dị ứng đầy người, 4 lần gãy xương và người thân trong gia đình qua đời, Mirror đưa tin hôm 4/1.

"Tôi tin vào đầu thai chuyển kiếp, tôi cảm thấy rằng mình đã đầu thai vài lần rồi. Người đàn ông trong giấc mơ của tôi đã làm những điều xấu xa. Tôi không biết tại sao nhưng tôi tin rằng ông ta đã giết người", Sharon nói.

"Ông ta là thám tử, nhưng tôi cho rằng ông ta không phải là người tốt. Tôi cảm thấy mình đang bị trừng phạt ở kiếp này. Có rất nhiều điều tồi tệ đã xảy ra với tôi. Tôi dị ứng với vô số thứ, suốt ngày ra vào viện. Tôi còn bị gãy chân, gãy lưng.

Tôi nổi tiếng là người không may. Tôi đã vô cùng đau khổ khi nghĩ rằng mình chính là ông ta ở kiếp trước, nhưng kiếp này, chắc chắn tôi không mang đặc điểm nào của ông ta cả, dù vẫn mang vận rủi vì nghiệp chướng do ông ta đem lại".

Sharon cho hay cô mơ về người đàn ông nọ từ khi còn bé, dù không có bất kỳ liên hệ nào với New Orleans ở nước Mỹ xa xôi. Mỗi lần giấc mơ kỳ lạ tới, cô luôn thức dậy, vã mồ hôi và thở hổn hển.

Sharon và chồng. Ảnh: Mirror.

Sharon và chồng. Ảnh: Mirror.

Tim Parrett, 46 tuổi, chồng của Sharon, đã giúp vợ vẽ phác họa hình ảnh người đàn ông trong giấc mơ. Bản thân Sharon cũng bắt đầu nghiên cứu Phật giáo để thoát khỏi ám ảnh. Cô tìm hiểu về đầu thai chuyển kiếp và thậm chí còn tìm thấy mình có liên kết với Ấn Độ.

"Tôi thường xuyên gặp những người mà tôi nghĩ rằng mình có quen biết, dù chuyện đó không thể xảy ra. Ví dụ, tôi đang ở Thổ Nhĩ Kỳ, có một người đàn ông nhìn tôi như thể đã từng trông thấy tôi nhưng chắc chắn là không, chúng tôi không thể biết nhau", Sharon nói.

"Tôi cảm thấy có liên hệ với Ấn Độ, dù chưa từng tới đó. Ngay cả gia đình tôi cũng cho rằng trong tôi có một người Ấn Độ, chắc hẳn ở một kiếp nào đó, tôi từng là người Ấn Độ".

Đầu thai chuyển kiếp xuất hiện trong một số đạo và truyền thống tâm linh, nhưng khoa học hiện đại chưa thể chứng minh. Jim Tucker, giáo sư tâm thần học và khoa học thần kinh ở đại học Virginia, đã thử kiểm chứng lý thuyết này.

Ông bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1990 và suốt nhiều chục năm, các nhà khoa học ở đại học Virginia đã nghiên cứu hơn 2.500 trường hợp trẻ em có hồi ức về kiếp trước. Họ cố xác định những điều các em nói có chính xác hay không, phù hợp với cuộc sống của kiếp trước mà các em nói tới hay không. 

Một trong những trường hợp điển hình là James Leininger. Cậu bé 4 tuổi sống cùng bố mẹ ở Louisiana. Từ nhỏ James đã thích máy bay và năm lên hai, cậu bé bắt đầu mơ thấy ác mộng về một vụ rơi máy bay.

Giấc mộng lặp đi lặp lại khoảng 4,5 lần một tuần. Cuối cùng, James nói rằng mình chính là phi công. Bố cậu bé hỏi tên máy bay, James trả lời là Natoma, máy bay bị quân Nhật bắn hạ. James chết ở Iwo Jima, bay cùng còn có một đồng đội là Jack Larsen.

Thực tế, tàu sân bay Mỹ USS Natoma Bay từng đóng quân ở Thái Bình Dương trong Thế Chiến II và từng mất một phi công ở đó là James Huston. Máy bay của Huston rơi đúng theo cách cậu bé James kể lại, nó phát nổ, rơi xuống nước và nhanh chóng chìm xuống. Khi điều đó xảy ra, phi cơ đang bay cạnh Huston do Jack Larsen điều khiển.

Giáo sư Tucker cho rằng khi đó James mới hai tuổi, còn quá nhỏ, không thể nhớ chi tiết và bịa chuyện. Những người cố giải thích hiện tượng này sẽ không thể hiểu nổi nếu suy nghĩ theo lối chủ nghĩa duy vật.

Tucker nhận định ý thức là một thực thể riêng biệt với thực tế vật lý. Một số nhà khoa học hàng đầu như Max Planck, cha đẻ của lý thuyết lượng tử, từng nói ý thức là nền tảng và vấn đề bắt nguồn từ đó.

Vì vậy, trong những trường hợp của người nhớ lại kiếp trước, ý thức không nhất thiết phụ thuộc vào bộ não vật lý để tồn tại, nó vẫn tiếp tục tồn tại sau khi bộ não vật lý đã chết, cơ thể đã chết. Nó tồn tại mà không cần gắn kết với một cơ thể sống. Bộ não con người chỉ là ống dẫn của ý thức. Khi gắn kết với một bộ não mới, cơ thể mới, nó xuất hiện như một ký ức của tiền kiếp. 

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.