Người Mông bản Cửa Rừng nói không với hoạt động đạo trái phép

GD&TĐ - Khi có một số đối tượng xấu đến lôi kéo, dùng những lời nói mị dân tham gia hoạt động đạo trái phép, người dân bản Cửa Rừng đã nói 'không'.

Ban Quản lý bản Cửa Rừng đến nhà các hộ dân tuyên truyền, không nên theo lời kẻ xấu.
Ban Quản lý bản Cửa Rừng đến nhà các hộ dân tuyên truyền, không nên theo lời kẻ xấu.

Cửa Rừng là bản vùng cao thuộc xã Co Mạ (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), nơi đây có 96 hộ, 496 nhân khẩu sinh sống, với những phong tục có từ ngàn đời như thờ tổ tiên, ông bà… Trong những năm qua, có một số đối tượng đã tìm đến bản Cửa Rừng để tuyên truyền trái pháp luật cho người dân. Nhờ sự tuyên truyền kịp thời của Ban quản lý bản, bà con đã hiểu ra thủ đoạn của các đối tượng xấu và quyết tâm nói "không" với hoạt động đạo trái pháp luật.

"Lạc đường"... chỉ thấy khổ!

Trước đây do gặp nhiều bế tắc trong cuộc sống nên anh Lầu A Tú, bản Cửa Rừng đã nghe theo cái gọi là "đạo Vàng Chứ", rồi phá bỏ bàn thờ tổ tiên, ông bà.

Anh Tú kể: "Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi xuống tỉnh Quảng Ninh làm công nhân than. Trong thời gian làm công nhân, không may bị tai nạn xe máy, không đủ sức khoẻ lao động nên bắt xe về nhà với vợ con. Đến nhà, tôi phát hiện vợ mình không còn chung thủy".

“Quá chán nản với cuộc sống hiện tại, lúc đó cậu ruột tôi vận động đi theo một phái "đạo" (chưa được cấp phép hoạt động) để đời sẽ tốt đẹp hơn. Do suy sụp tinh thần nên tôi đã nghe theo và đốt bỏ bàn thờ thờ ông bà, tổ tiên. Sau vài buổi cùng mọi người tham gia học kinh thánh từ cái gọi là "đạo" kia, tôi nhận ra chẳng được tích sự gì mà chỉ thấy khổ thêm. "Đạo" này không được nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động. Vì thế, tôi quyết định không từ bỏ "đạo" và quay trở lại làm người bình thường. Tôi rất hối hận với việc làm của mình”, anh Tú chia sẻ.

Theo anh Tú, cách hoạt động của "đạo" này, một tuần sinh hoạt 2 lần. Đó là tối thứ 5 và Chủ nhật. Trưởng nhóm nói đi nói lại cái cũ, chẳng có gì mới. Mặt khác, theo "đạo" này không có thời gian tăng gia sản xuất. Trong lúc đang học kinh thì những người không theo "đạo" đã gieo được mảnh ruộng, trồng được hạt ngô lên rẫy.

Người dân bản Cửa Rừng tập trung phát triển kinh tế.

Người dân bản Cửa Rừng tập trung phát triển kinh tế.

Anh Sùng A Chìa, Bí thư kiêm trưởng bản Cửa rừng cho biết: “Từ xưa tới nay, đồng bào dân tộc Mông chúng tôi có phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, bố mẹ để thể hiện lòng hiếu thảo, nhớ đến cội nguồn, công ơn sinh thành, nuôi dưỡng con cái. Hàng năm đều làm lễ cúng ông bà, để cầu mong gia đình bình an, sản xuất mùa màng bội thu".

“Khi theo "đạo" kia, bàn thờ bị đốt bỏ, không còn thờ cúng nữa. Việc làm này là vô đạo đức, trái với truyền thống đạo lý sống của người Mông chúng tôi. Trong 1 gia đình, người nào mà theo "đạo" nói trên sẽ bị anh em trong gia đình, dòng họ từ bỏ”, anh Chìa nói.

Quay lưng với "đạo" trái pháp luật...

Ông Sùng Giống Mua, bản Cửa Rừng – một trong những già làng cao tuổi nhất của bản tâm sự: "Vừa qua, tôi thấy có 1 người truyền "đạo" trái phép đến bản. Họ bảo theo "đạo" sẽ được cho gạo, cho tiền, không ốm đau bệnh tật, không làm cũng có ăn. Ngoài ra, họ còn nói sẽ được lợi ích kinh tế nhiều lắm. Nhưng tôi không tin và bảo con cháu không nên nghe theo, không sau này lại khổ”.

"Từ xa xưa đến nay, người Mông chúng tôi vẫn thờ ông bà, bố mẹ và tổ tiên. Các đối tượng xấu bảo theo "đạo" phải đốt bỏ bàn thờ và đi thờ ông nào đó. Chúng tôi không nghe đâu. Chúng tôi không muốn thờ người khác trên bàn thờ gia đình mình, vì họ có phải người thân sinh ra mình đâu. Như thế là không được", già làng Mua cho hay.

Tiếp tục trò chuyện với chúng tôi về những lời nói mị dân, mang tính dị đoan đã từng tuyên truyền cho người dân bản Cửa Rừng, anh Sùng A Dơ, Phó Bí thư Chi đoàn bản Cửa Rừng, nói: "Đoàn viên, thanh niên trong bản không bao giờ đốt bàn thờ ông bà, tổ tiên. Lớp trẻ chúng tôi được Nhà nước tạo điều kiện cho đi học từ bé và được giáo dục phải kính trọng tổ tiên, ông bà, bố mẹ; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước", anh Dơ khẳng định.

Đoàn viên, thanh niên bản Cửa Rừng phát triển chăn nuôi, quay lưng với hoạt động "đạo" trái pháp luật.

Đoàn viên, thanh niên bản Cửa Rừng phát triển chăn nuôi, quay lưng với hoạt động "đạo" trái pháp luật.

Theo anh Dơ, không thể ngồi cúng, khấn học "đạo" mà tạo ra được của cải vật chất như hạt gạo, bắp ngô hay con lợn, con gà. Vì vậy, tuổi trẻ bản Cửa Rừng quyết tâm nói "không" với hoạt động "đạo" trái pháp luật và tích cực học tập, thi đua lao động sản xuất, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống...

Ông Giàng A Và – người dân bản Cửa Rừng thông tin: Mấy năm gần đây có một số đối tượng xấu vào bản tuyên truyền, vận động bà con tin theo "đạo" trái pháp luật. Hiện, bản có 3 hộ đang nghe theo nên bỏ hết bàn thờ tổ tiên, ông bà.

Theo ông Và, thờ cúng tổ tiên là phong tục tốt đẹp của người Mông, được lưu truyền, gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi khi Tết đến Xuân về, lễ mừng cơm mới, dân bản đều thực hiện nghi lễ thờ cúng để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, trời đất. Nhưng những hộ nghe theo kẻ xấu lại đốt bỏ bàn thờ, không nhớ công lao nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ. Như thế là không đúng với đạo lý làm người.

Để ngăn ngừa các hoạt động "đạo" trái pháp luật xâm nhập vào đời sống nhân dân, Ban quản lý bản Cửa Rừng đã tuyên truyền tới bà con không nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, tuân thủ đúng chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của bản. Qua đó, từng bước giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xây dựng bản Cửa Rừng ngày một giàu đẹp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hãy đảm bảo rèm trong nhà bạn được mở vào ban ngày để tận dụng ánh sáng. (Ảnh: ITN).

Mách bạn mẹo tiết kiệm điện đơn giản

GD&TĐ - Dưới đây là 1 số bước đơn giản bạn có thể thực hiện để tiết kiệm tiền điện. Mặc dù nghe có vẻ dễ dàng nhưng thực tế chúng đòi hỏi rất nhiều kỷ luật.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hành lý tình yêu

GD&TĐ - Một lá thư thông báo nhập học vào Trường Sư phạm Linshui đang lấp lánh, như những ngôi sao nhỏ soi sáng con đường giáo dục tương lai của tôi.

Anh xích lô tên Tiến ở phố cổ Hà Nội giúp tác giả Nguyễn Vân Hậu (ngồi trên xich lô) tìm lại ký ức năm xưa. Ảnh: NVCC.

Thức dậy tình yêu Hà Nội

GD&TĐ - 'Hà Nội & Tôi' là cuộc thi do Tạp chí Người Hà Nội tổ chức, mừng 70 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).