Người lao động dễ sập bẫy tuyển dụng ảo

Người lao động cần đọc kỹ yêu cầu đối với vị trí tuyển dụng, hợp đồng lao động, chế độ và quyền lợi trước khi đặt bút ký. Ảnh minh họa.
Người lao động cần đọc kỹ yêu cầu đối với vị trí tuyển dụng, hợp đồng lao động, chế độ và quyền lợi trước khi đặt bút ký. Ảnh minh họa.

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp phải đẩy mạnh các đơn hàng nên đưa ra nhiều hình thức để giữ chân người lao động hoặc tuyển dụng mới. Tuy nhiên, không ít thông tin về tuyển dụng ảo dễ khiến người lao động bị “sập bẫy”.

Người lao động cần đọc kỹ yêu cầu đối với vị trí tuyển dụng, hợp đồng lao động, chế độ và quyền lợi trước khi đặt bút ký. Ảnh minh họa.

Người lao động cần đọc kỹ yêu cầu đối với vị trí tuyển dụng, hợp đồng lao động, chế độ và quyền lợi trước khi đặt bút ký. Ảnh minh họa.

Các nhóm ngành đang khát lao động

Thị trường lao động cuối năm 2022 trên địa bàn TP Hà Nội đang có xu hướng tuyển dụng nhân sự tiếp tục tăng vì phát sinh rất nhiều công việc phục vụ cho thị trường tiêu dùng.

Đặc biệt, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động làm việc bán thời gian nhiều hơn, bên cạnh tuyển dụng nhân sự làm toàn thời gian.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, thời điểm cuối năm có nhiều ngày lễ lớn như Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, các công ty cần hoàn thành những đơn hàng nên thị trường việc làm sôi động, nhu cầu tuyển dụng lao động tăng.

Tập trung chính vẫn là nhóm ngành thương mại dịch vụ đang cần nhiều lao động. Tiếp đến là ngành sản xuất, cụ thể là công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử. Dịp cuối năm, các doanh nghiệp cũng cần lao động sản xuất trình độ phổ thông để làm các công việc đơn giản như đóng gói hàng, giao hàng, bán hàng…

Do việc tuyển dụng khó khăn trong khi các doanh nghiệp cần tuyển thêm người nên đã phải qua nhiều kênh như thông báo trên trang website, Facebook, Zalo của đơn vị. Đồng thời, chấp nhận trả chi phí đăng tải trên các trang chuyên đăng tin tuyển người làm.

Khó tuyển dụng lao động là khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Vì thế, bên cạnh việc công khai mức lương, các công ty tuyển dụng còn công bố những chế độ hỗ trợ người lao động như phí nhà trọ, xăng xe, bố trí xe đưa đón người lao động…

Bà Trịnh Thị Thơ, Trưởng phòng Tuyển dụng và Đào tạo Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Sen chia sẻ, doanh nghiệp có những chương trình rất linh hoạt và cởi mở. Người lao động sẽ được đánh giá và nâng lương theo định kỳ 3 - 6 tháng, lại có những người được tăng lương theo năng lực. Ngoài lương cứng, phụ cấp, trong buổi đại tiệc cuối năm, Ban Giám đốc dự kiến phát 250 phần quà bằng hiện vật trên tổng số gần 300 cán bộ, nhân viên…

“Bẫy” việc nhẹ, lương cao

Trong bối cảnh cuối năm, công việc nhiều, nhu cầu tuyển dụng lao động lớn nhưng nguồn tuyển lại ít, vì thế, thời gian vừa qua, trên mạng xã hội có nhiều thông tin ảo về tuyển dụng đã ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Về việc này, các chuyên gia lao động khuyên người lao động không nên hy vọng có việc nhẹ, lương cao. Trước khi tham gia ứng tuyển vào doanh nghiệp nào, người lao động phải nghiên cứu lĩnh vực hoạt động của đơn vị đó.

Người lao động cần đọc kỹ yêu cầu đối với vị trí tuyển dụng, hợp đồng lao động, chế độ và quyền lợi trước khi đặt bút ký. Người có nhu cầu việc làm đặc biệt lưu ý là các đơn vị không yêu cầu người ứng tuyển nộp kinh phí tuyển dụng, bằng cấp giấy tờ bản gốc. Doanh nghiệp chỉ yêu cầu người lao động đặt cọc tiền khi giao tài sản cố định để thực hiện trong quá trình làm việc.

Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, từ đầu năm 2022 đến nay, thành phố đã giải quyết việc làm cho 183.027 lao động. Trong đó, thành phố tạo việc làm cho 56.283 lao động từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền là 2.655 tỉ đồng.

Số người lao động nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại các phiên, sàn giao dịch việc làm là 14.485 lao động, 1.750 người lao động được đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Số lao động được giải quyết việc làm qua cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác là 110.509 lao động.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, Sở đã phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác nghiên cứu, dự báo và đánh giá về tình hình thị trường lao động hiện tại. Cùng với đó là xu hướng phát triển và tác động kinh tế trong thời gian tới, xu hướng dịch chuyển ngành nghề sau dịch.

Từ đó, tìm ra những chính sách mới phù hợp để bảo đảm việc làm cho người lao động. Đồng thời, định hướng, cải thiện chất lượng nguồn lao động của thành phố Hà Nội, hỗ trợ người lao động học nghề, mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.