Người khiếm thị thổi tiêu bằng mũi

GD&TĐ - Đó là ông Võ Duy Mỹ, 61 tuổi, ngụ ấp Tuyết Hồng, xã Tân Phước, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp). 

Ông Võ Duy Mỹ thổi tiêu bằng mũi
Ông Võ Duy Mỹ thổi tiêu bằng mũi

Ông Mỹ cho biết: Từ lúc 15 tuổi ông đã học lóm cách thổi tiêu từ người bạn học. Sau đó vài tháng, ông đã tự tập được cách thổi tiêu bằng mũi.

Từ khi biết thổi tiêu bằng mũi, hầu hết những nhạc phẩm trữ tình nào mà ông thuộc giai điệu cũng đều thổi được.

Để chứng minh khả năng của mình, ông thổi cho chúng tôi nghe các bài: Giã từ, Hai mùa mưa, Đêm buồn tỉnh lẻ… cứ thế hết bài hát này qua bài hát khác.

Tiếng tiêu độc đáo của ông luôn có giai điệu trầm bổng, nghe lay động lòng người và thu hút rất đông người đến xem và thưởng thức. Khi đi đến quán giải khát trò chuyện với bạn bè, ông luôn mang theo ống tiêu bên người.

Được biết, từ lâu loại nhạc cụ ấy đã trở thành bạn của ông. Dù ở nơi đâu, lúc cảm thấy buồn hay hứng khởi là ông lấy ống tiêu ra thổi.

Theo ông Mỹ, sở dĩ ông thổi tiêu bằng mũi là vì ông thấy nhiều người thổi bằng miệng, nên ông muốn thổi bằng mũi xem có gì khác. Từ khi thổi được bằng mũi, ông cảm thấy âm thanh thổi bằng mũi phát ra nghe “trong” hơn thổi miệng.

Ông Mỹ hiện là nhạc công đàn ghi ta. Bên cạnh những người tìm đến ông học đàn và học chữ nổi, ông còn chỉ dạy cho 1 số người cách thổi tiêu.

Tuy nhiên, chưa có ai học được cách thổi tiêu bằng mũi như ông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.