Người dân TPHCM thưởng thức không khí Thủ đô tại 'Những ngày Hà Nội tại TPHCM'

GD&TĐ - "Dấu son Hà Nội" là chủ đề chương trình "Những ngày Hà Nội tại TP.HCM", diễn ra từ ngày 23 đến 25/8 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1.

Các chiến sĩ đoàn quân giải phóng tiến về thủ đô trong sự hân hoan chào đón của đông đảo nhân dân. (Ảnh: Ngô Tùng)
Các chiến sĩ đoàn quân giải phóng tiến về thủ đô trong sự hân hoan chào đón của đông đảo nhân dân. (Ảnh: Ngô Tùng)

Tối 23/8, tại đường Nguyễn Huệ, UBND TP Hà Nội phối hợp UBND TPHCM tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Những ngày Hà Nội tại TPHCM” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) với chủ đề “Dấu son Hà Nội”.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, chương trình “Những ngày Hà Nội tại TPHCM” là dịp để hai thành phố lớn ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, gặp gỡ, chia sẻ, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc, tiềm năng và con người của mỗi địa phương đến với công chúng và du khách.

Đồng thời, làm sâu đậm thêm tình cảm gắn bó, bền chặt giữa 2 địa phương, thắt chặt mối quan hệ hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực, góp phần phát huy tối đa hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của hai thành phố khẳng định vai trò vững chắc của 2 đầu tàu kinh tế, gắn kết tạo thành sức mạnh tổng hợp để cùng phát triển đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

“Chương trình 'Những Ngày Hà Nội tại TPHCM' là một hoạt động có ý nghĩa mở đầu chuỗi hoạt động cao điểm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), đồng thời là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975-30/4/2025)”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Hinh 7.JPG
Chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc thủ đô ngàn năm văn hiến được khai mạc. (Ảnh: Ngô Tùng)

Lễ khai mạc với chương trình nghệ thuật ấn tượng gồm các màn trình diễn ca múa đặc sắc trên sân khấu, lấy ý tưởng từ Cột cờ Hà Nội - di tích lịch sử đặc biệt, một trong những biểu tượng của Thủ đô.

Bên cạnh đó, vẻ đẹp đa diện của đất và người Hà Nội cũng được thể hiện qua sân khấu tái hiện bằng những khung tranh “Phố Phái” đầy cảm xúc, đặc biệt hoạt cảnh tái hiện đoàn quân giải phóng tiến về giải phóng thủ đô đem lại những cảm xúc hào hùng, đầy tự hào về những ngày tháng lịch sử 70 năm về trước.

Nằm trong khuôn khổ chương trình, diễn ra trưng bày ảnh tư liệu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, triển lãm giới thiệu các hình ảnh và tư liệu tiêu biểu về Hà Nội, các hoạt động đối ngoại và sự phát triển của Thủ đô đến ngày hôm nay và mai sau.

Chương trình còn có hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết hợp quảng bá xúc tiến du lịch liên kết thủ đô Hà Nội - TPHCM từ ngày 23/8 - 25/8, trình diễn ẩm thực Hà Nội của các nghệ nhân.

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về di tích quốc gia đặc biệt "Văn Miếu Quốc Tử Giám"; “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội - Di sản cho mai sau” từ ngày 23/8 - 31/10 tại Bảo tàng TPHCM và trưng bày, triển lãm, giới thiệu tinh hoa Đạo học Việt Nam từ ngày 23/8 - 31/10 tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (số 12 Huỳnh Tịnh Của, Phường 8, Quận 3).

Dưới đây là một số hình ảnh không gian Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TPHCM” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tại Khu vực Phố đi bộ Nguyễn Huệ (TPHCM) được phóng viên ghi nhận:

Hinh 0.jpg
Lãnh đạo hai thành phố xem triển lãm ảnh "Tự hào Hà Nội" trên không gian tái hiện cầu Long Biên. (Ảnh: Ngô Tùng)
Hinh 1.JPG
Du khách nước ngoài thích thú tìm hiểu nón lá. (Ảnh: Ngô Tùng)
Hinh 2.JPG
Biểu tượng 70 năm Giải phóng Thủ đô được thiết kế bắt mắt. (Ảnh: Ngô Tùng)
Hinh 3.jpg
Bạn trẻ Đoàn thanh niên hào hứng checkin tại Khuê Văn Các ở TPHCM. (Ảnh: Thùy Linh)
Hinh 4.jpg
Những chiếc nón lá mang nhiều nét truyền thống văn hóa Việt Nam được bày bán tại lễ hội. (Ảnh: Thùy Linh)
Hinh 6.jpg
Không gian Cầu Long Biên. (Ảnh: Thùy Linh)

Trong khuôn khổ sự kiện khai mạc, không gian văn hóa - lịch sử của Thủ đô sẽ được gợi mở thông qua triển lãm ảnh tư liệu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng cùng các gian hàng trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực truyền thống. Trong đó, không gian “Hào khí Thăng Long” được thiết lập với cổng chào tái hiện biểu trưng logo Hà Nội và Tượng đài Cảm Tử, tạo nên một không khí trang trọng, đầy ý nghĩa.

Đặc biệt, Di sản cầu Long Biên cũng được tái hiện trên đường hoa Nguyễn Huệ, nơi toàn bộ hình ảnh triển lãm sẽ được thể hiện, làm nổi bật một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô. Các tiểu cảnh như Trung Thu Hà Nội, Hồ Gươm, phố Bích họa, Sắc hoa Hà Thành, Trụ sở Báo Hà Nội mới… cũng góp phần làm phong phú thêm không gian sự kiện, giúp người dân miền Nam có cơ hội trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc về tâm hồn, nét đẹp của Hà Nội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.