Người đàn ông “tái sinh” thành công loài bướm tưởng đã tuyệt chủng

Người đàn ông “tái sinh” thành công loài bướm tưởng đã tuyệt chủng

Với đôi cánh màu ánh kim, Swevtail Pipevine thực sự xứng đáng trở thành một trong những loài bướm đẹp nhất. Các nhà sưu tập đã coi nó là loài bướm quý hiếm chỉ có thể tìm thấy ở Bắc California.

Dân sinh - Người đàn ông “tái sinh” thành công loài bướm tưởng như đã tuyệt chủng

Loài bướm Swevtail Pipevine phát triển mạnh ở khu vực vịnh San Francisco nhưng dần biến mất vào đầu những năm 1900 vì quá trình đô thị hóa liên tục ở nơi đây.

Nhận thấy sự nguy cấp, một nhà Thủy sinh vật học, Tim Wong, ở Học viện Khoa học, California, đã quyết định thực hiện sứ mệnh “tăng dân số” cho chủng loài này.

Dân sinh - Người đàn ông “tái sinh” thành công loài bướm tưởng như đã tuyệt chủng (Hình 2).

Nhà sinh vật học Tim Wong đã thành công tái sinh loài bướm Swevtail Pipevine.

Dân sinh - Người đàn ông “tái sinh” thành công loài bướm tưởng như đã tuyệt chủng (Hình 3).

Để thực hiện được dự án của mình, đầu tiên Wong đã phải xây dựng một khu vườn bách thảo “tí hon” ngay trong sân nhà để những con bướm có môi trường sinh sống. Bên cạnh đó, anh còn xây dựng một hàng rào để bảo về loài bướm khỏi động vật ăn thịt, điều này làm tăng tỷ lệ giao phối của loài bướm, đồng thời Wong còn có thể quan sát và hiểu rõ hơn về về tập tính của chúng.

Sau 6 tuần nghiên cứu, Wong đã thành công phát triển loài bướm với số lượng cá thể vượt qua tưởng tượng. Có thể nói, Tim Wong là người đầu tiên thành công trong việc “tái sinh” và nhân rộng cá thể quanh khu vực San Francisco. Tim Wong cho rằng, điểm mấu chốt dẫn đến thành công của mình chính là môi trường an toàn và thân thiện mà anh tạo ra, nơi mà không chứa thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiến sĩ Thiện trong phòng nghiên cứu thí nghiệm về bê tông.

Từ bốc vác đến… tiến sĩ xứ 'cờ hoa'

GD&TĐ - Từ một học sinh miền quê với hoàn cảnh nghèo khó, chàng trai Trần Quốc Thiện (TP Đà Nẵng) đã vươn lên đạt nhiều thành tựu trong học tập nghiên cứu...
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.