Cách đây gần 1 năm, Paul Baxter đến từ Preston, Anh bị ho liên tục, dù đã mua thuốc về uống, nhưng cứ ngừng thuốc lại tái phát ho dữ dội. Đặc biệt, gần đây trong khi ho xuất hiện chất nhầy màu vàng, cảm thấy vô cùng khó chịu, Paul đã đến bệnh viện để kiểm tra
Các bác sĩ sau khi chụp CT ngực phát hiện, phần phổi của Paul Baxter có một khối u. Do đã ngoài 30, nên bác sĩ hoài nghi Paul Baxter bị ung thư phổi. Tuy nhiên sau khi kiểm tra tỉ mỉ đường khí quản mới phát hiện, trong khí quản của người đàn ông này có dị vật, đó là loại đồ chơi mà Paul đã nuốt vào cách đây 40 năm.
Bác sĩ lấy ra dị vật lâu năm trong phổi Paul.
Bác sĩ đã quyết định loại bỏ dị vật ngay lập tức thông qua nội soi phế quản ống nhỏ. Sau hơn nửa giờ làm việc, các bác sĩ mới lấy được dị vật ra ngoài.
Sau khi trao đổi với bác sĩ, Paul Baxter nhớ lại, nhiều năm trước, vào sinh nhật lần thứ 7, có người nào đó đã mua cho anh bộ đồ chơi, vì yêu thích nên Paul thường xuyên sử dụng nó, thậm chí còn nuốt cả linh kiện của bộ đồ chơi mà không hay biết.
Bác sĩ trực tiếp điều trị cho Paul chia sẻ, đây là lần đâu tiên trong nghề ông gặp trường hợp có dị vật ở khí quản lâu đến vậy.
Theo báo cáo được công bố trên Tạp chí Y học Anh (BMJ) vào ngày 23 tháng 9. Các loại đồ chơi này rất phổ biến ở trẻ em, và các vật thể lạ bị trẻ nuốt phải có khả năng được giấu ở lớp bên trong của phổi và nó không dễ phát hiện.
Rất may, dị vật này chưa thật sự "gây hại" cho sức khỏe người bệnh.
Trong thời gian dài, người đàn ông không xuất hiện triệu chứng nào, rất có thể là do khi Paul Baxter nuốt đồ chơi lúc tuổi còn nhỏ, đường khí quản trong quá trình phát triển thích nghi với sự tồn tại của nó. Một lý do khác là may mắn Paul nuốt phải nhựa vô hại, vì vậy trong một thời gian dài dị vật này không gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tình trạng của Paul Baxter không phải là trường hợp duy nhất. Cách đây vài ngày, có trường hợp một người phụ nữ Nga 50 tuổi nhập viện khẩn cấp để phẫu thuật để loại bỏ một ống cao su khoảng 30,48cm trong ổ bụng. Ống cao su này đã ở trong ở bụng của người phụ nữ suốt 20 năm và không gây ra bất kỳ triệu chứng khác thường nào.
Các bác sĩ khuyến cáo, đối với những trường hợp ho dài ngày không khỏi, tái diễn liên tiếp, các bác sĩ cần chú ý khai thác hội chứng xâm nhập trước đó (ví dụ như sặc trong khi ăn). Bệnh nhân nên tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác. Vì khi trong phế quản, phổi có dị vật, dị vật sẽ gây viêm nhiễm, phù nề, kích ứng gây ho dai dẳng, viêm tái diễn.
Khi ăn uống, nếu đang bình thường bỗng có các dấu hiệu ho sặc sụa, ngưng thở, tím tái, trợn mắt thì phải nghĩ ngay bị dị vật đường thở và cần nhanh chóng sơ cứu đưa bệnh nhân tới viện.
Còn sau cơn ho, tím tái rồi lại trở lại bình thường, nhưng sau đó thường xuyên ho dài ngày, tái diễn cũng nên tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám để loại trừ nguyên nhân do hóc dị vật bỏ quên.